Theo độ tuổi hình dáng cơ thể thay đổi
TT - Thay đổi hình dạng bên ngoài cơ thể như da, lông, tóc, móng, chiều cao, cân nặng, sự tái phân bố khối lượng mỡ,... nếu được phát hiện và điều chỉnh sớm sẽ giúp cải thiện sức khỏe rất nhiều.
Chiều cao và cân nặng được xem như những thông số ban đầu giúp đánh giá tình trạng dinh dưỡng của người bệnh, nhưng thật ra những con số này còn có ý nghĩa nhiều hơn nữa.
Chỉ số khối cơ thể
Cách đơn giản nhất để đánh giá cân nặng của một người nào đó là bình thường hay bất thường nhờ dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI - Body Mass Index). BMI được tính bằng cách lấy cân nặng theo ký chia cho bình phương chiều cao theo mét.
Thiếu cân, thừa cân hay béo phì đều là yếu tố nguy cơ xấu cho sức khỏe. Người gầy hay thiếu cân thường có tình trạng miễn dịch kém, dễ mắc bệnh nhiễm trùng, loãng xương... Còn người thừa cân hay béo phì dễ bị bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư... Vì vậy, giữ cân nặng nằm trong giới hạn bình thường là việc làm tốt cho sức khỏe.
Thiếu cân, thừa cân hay béo phì đều là yếu tố nguy cơ xấu cho sức khỏe. Người gầy hay thiếu cân thường có tình trạng miễn dịch kém, dễ mắc bệnh nhiễm trùng, loãng xương... Còn người thừa cân hay béo phì dễ bị bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư... Vì vậy, giữ cân nặng nằm trong giới hạn bình thường là việc làm tốt cho sức khỏe.
Hình dạng cơ thể
Vòng eo tăng cùng với tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu và tiền đái tháo đường tạo nên một tình trạng gọi là hội chứng chuyển hóa. Người mắc hội chứng chuyển hóa dễ bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim và đái tháo đường. Nên duy trì một trọng lượng cơ thể trong giới hạn bình thường ngay cả khi bạn già đi, điều này giúp ngăn chặn sự tích tụ mỡ khu vực giữa bụng. Lượng mỡ dưới da bụng và mỡ nội tạng có thể được giảm đi thông qua chế độ ăn uống và tập thể dục. Cố gắng giữ chu vi vòng eo <90cm ở nam và <80cm ở nữ. |
Cơ thể chúng ta thay đổi liên tục theo sự gia tăng của tuổi tác. Sự thay đổi đó xảy ra ở mọi bộ phận: từ da, lông, tóc, móng đến các cơ quan nội tạng như gan, tim, ruột. Sự biến đổi hình thể được chia thành hai loại chính: có thể kiểm soát và không thể kiểm soát.Các yếu tố lối sống như vận động, hút thuốc lá, chế độ ăn uống và lạm dụng bia rượu có tác động trực tiếp đến sự thay đổi hình thể nhưng có thể kiểm soát được.
Ngoài ra, một số bệnh lý như cushing, marfan, thuốc... cũng làm biến đổi hình thể. Tuổi tác, giới tính, di truyền cũng là các yếu tố chi phối hình thể nhưng không thể kiểm soát được.
Cơ thể chúng ta được tạo thành từ nhiều thành phần, chủ yếu là xương, cơ bắp, mỡ và nước. Những thay đổi trong các thành phần của cơ thể là do thay đổi tương quan tỉ lệ khối lượng tạo nên mỗi thành phần này. Khuynh hướng nói chung, ngoại trừ tăng khối lượng mỡ, các thành phần khác như khối lượng cơ bắp hay mô nạc, mật độ xương, muối khoáng sẽ bị giảm dần theo tuổi.
Ngoài ra, một số bệnh lý như cushing, marfan, thuốc... cũng làm biến đổi hình thể. Tuổi tác, giới tính, di truyền cũng là các yếu tố chi phối hình thể nhưng không thể kiểm soát được.
Cơ thể chúng ta được tạo thành từ nhiều thành phần, chủ yếu là xương, cơ bắp, mỡ và nước. Những thay đổi trong các thành phần của cơ thể là do thay đổi tương quan tỉ lệ khối lượng tạo nên mỗi thành phần này. Khuynh hướng nói chung, ngoại trừ tăng khối lượng mỡ, các thành phần khác như khối lượng cơ bắp hay mô nạc, mật độ xương, muối khoáng sẽ bị giảm dần theo tuổi.
Mỡ
Theo American Journal of Clinical Nutrition (Mỹ), tỉ lệ phần trăm mỡ ở cơ thể nam giới khỏe mạnh khoảng 8-20% (20-39 tuổi) và 11-22% (40-59 tuổi). Ðối với nữ giới, tỉ lệ phần trăm mỡ trong cơ thể khỏe mạnh trong khoảng 21-33% (20-39 tuổi) và giữa 23-34% (độ tuổi 40-59).
Tổng trọng lượng cơ thể dao động tùy theo số lượng calo (năng lượng) tiêu thụ. Nếu ta ăn nhiều hơn lượng cần tiêu hao thì sẽ bị tăng cân theo thời gian. Nếu không tập thể dục, trọng lượng dư thừa sẽ được dự trữ trong cơ thể dưới dạng mỡ chứ không phải là cơ bắp.
Tổng trọng lượng cơ thể dao động tùy theo số lượng calo (năng lượng) tiêu thụ. Nếu ta ăn nhiều hơn lượng cần tiêu hao thì sẽ bị tăng cân theo thời gian. Nếu không tập thể dục, trọng lượng dư thừa sẽ được dự trữ trong cơ thể dưới dạng mỡ chứ không phải là cơ bắp.
Thường xuyên đi bộ, tập thể dục tốt cho thể chất và giữ vóc dáng theo năm tháng.
Sự phân bố khối lượng mỡ của cơ thể thường thay đổi theo tuổi tác và giới tính. Ở phụ nữ, sự giảm nồng độ estrogen ở thời kỳ mãn kinh làm cho sự phân bố khối lượng mỡ vùng dưới rốn (hình dạng quả lê) sẽ dịch chuyển lên vùng giữa bụng (hình dạng quả táo). Béo bụng hình quả táo bao gồm cả mô mỡ dưới da bụng và xung quanh nội tạng nằm trong ổ bụng.
Theo các kết quả nghiên cứu gần đây, người có hình thể dạng quả táo có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch và đái tháo đường. Nghiên cứu Nurses’ Health của Ðại học Harvard cho biết những phụ nữ có vòng eo lớn có nhiều khả năng chết vì bệnh tim và ung thư hơn phụ nữ có vòng eo nhỏ hơn. Ở nam giới, giảm nồng độ testosterone có lẽ cũng ảnh hưởng đến sự phân bố lượng mỡ và làm tăng chu vi vòng eo.
Theo các kết quả nghiên cứu gần đây, người có hình thể dạng quả táo có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch và đái tháo đường. Nghiên cứu Nurses’ Health của Ðại học Harvard cho biết những phụ nữ có vòng eo lớn có nhiều khả năng chết vì bệnh tim và ung thư hơn phụ nữ có vòng eo nhỏ hơn. Ở nam giới, giảm nồng độ testosterone có lẽ cũng ảnh hưởng đến sự phân bố lượng mỡ và làm tăng chu vi vòng eo.
Cơ
Cơ bắp chiếm 30-40% tổng trọng lượng toàn thân ở người lớn khỏe mạnh. Mất mô cơ là kết quả của sự thiếu các hoạt động tăng kháng lực trên hệ thống cơ bắp như hít đất, nâng tạ...
Nghiên cứu cho thấy ở tuổi sau 30, mỗi năm cơ thể mất 1% khối lượng cơ bắp. Cơ bắp sử dụng nhiều năng lượng hơn mô mỡ. Khối lượng cơ bắp trong cơ thể có ý nghĩa đối với trọng lượng toàn thể và sức mạnh của chúng ta. Khi mất một khối lượng cơ bắp sẽ dẫn đến sự mất đi sức mạnh, mất thăng bằng và khuyết tật.
Nên tăng cường vận động cơ thể như đi bộ, đạp xe, chơi cầu lông, quần vợt để làm tăng và duy trì khối lượng cơ bắp trong suốt cuộc đời.
Nghiên cứu cho thấy ở tuổi sau 30, mỗi năm cơ thể mất 1% khối lượng cơ bắp. Cơ bắp sử dụng nhiều năng lượng hơn mô mỡ. Khối lượng cơ bắp trong cơ thể có ý nghĩa đối với trọng lượng toàn thể và sức mạnh của chúng ta. Khi mất một khối lượng cơ bắp sẽ dẫn đến sự mất đi sức mạnh, mất thăng bằng và khuyết tật.
Nên tăng cường vận động cơ thể như đi bộ, đạp xe, chơi cầu lông, quần vợt để làm tăng và duy trì khối lượng cơ bắp trong suốt cuộc đời.
Chiều cao
Sự phát triển chiều cao chủ yếu ở giai đoạn trước trưởng thành, nhất là hai năm đầu đời. Chiều cao phụ thuộc nhiều yếu tố như di truyền, dinh dưỡng và tập luyện. Trong đó, dinh dưỡng là quan trọng nhất. Khi trưởng thành, chiều cao thường ngừng tăng trưởng.
Và khi càng lớn tuổi, bạn sẽ càng lùn đi. Do sự thay đổi trong khối lượng xương cũng như trong các cơ và khớp, mất chiều cao thường xảy ra khoảng 1cm mỗi 10 năm, nhiều nhất là sau tuổi 70. Mỗi người có thể mất 2,5-7,5cm chiều cao trong suốt cuộc đời, xảy ra ở mọi chủng tộc.
Mật độ xương đạt mức tối đa xung quanh tuổi 30, sau đó giảm dần, đặc biệt ở phụ nữ trong những năm đầu tiên sau thời kỳ mãn kinh - dẫn đến nguy cơ cao của bệnh loãng xương. Giảm nguy cơ mất khối lượng xương bằng cách tránh hút thuốc, cung cấp đủ canxi và tăng cường hoạt động thể lực, bao gồm các bài tập giảm cân nặng, tăng khối lượng cơ bắp.
Và khi càng lớn tuổi, bạn sẽ càng lùn đi. Do sự thay đổi trong khối lượng xương cũng như trong các cơ và khớp, mất chiều cao thường xảy ra khoảng 1cm mỗi 10 năm, nhiều nhất là sau tuổi 70. Mỗi người có thể mất 2,5-7,5cm chiều cao trong suốt cuộc đời, xảy ra ở mọi chủng tộc.
Mật độ xương đạt mức tối đa xung quanh tuổi 30, sau đó giảm dần, đặc biệt ở phụ nữ trong những năm đầu tiên sau thời kỳ mãn kinh - dẫn đến nguy cơ cao của bệnh loãng xương. Giảm nguy cơ mất khối lượng xương bằng cách tránh hút thuốc, cung cấp đủ canxi và tăng cường hoạt động thể lực, bao gồm các bài tập giảm cân nặng, tăng khối lượng cơ bắp.
BS. Nguyễn Thanh Hải
Tin cùng loại
- Yoga & Sức khỏe
- Bài tập trị mỏi lưng
- Những lợi ích luyện võ mỗi buổi sáng
- Lợi ích của việc đạp xe đạp đi làm mỗi ngày
- 5 bài tập thể dục đơn giản cho buổi sáng tràn đầy năng lượng
- 6 Lợi ích của việc chơi cầu lông cho sức khỏe
- 7 lợi ích của việc chơi bóng rổ
- Những bài tập thể dục buổi sáng tốt nhất
- 5 bài tập giúp trẻ mãi như đôi mươi
- Lợi ích của hoạt động thể thao dưới nước