8 lưu ý phổ biến về bệnh đột quỵ mà bạn nên nhớ

Bệnh đột quỵ có di truyền không; hoa mắt chóng mặt có phải là triệu chứng đột quỵ, làm sao phòng ngừa?

Bác sĩ chuyên khoa phẫu thuật thần kinh nội mạch Mahen Nadarajah giải đáp 8 thắc mắc thường gặp về đột quỵ:

Nguyên nhân gây đột quỵ

Đột quỵ còn gọi là tai biến mạch máu não ở người. Đột quỵ có hai loại: Xuất huyết não (do vỡ mạch máu não) và nhồi máu não (do tắc mạch máu não).

Cách phát hiện người bị đột quỵ

Bạn nên nhớ nguyên tắc FAST, tức là Face (mặt), Arm (tay), Speech (nói), Time (thời gian), tương ứng dấu hiệu biểu hiện là méo mặt, khó nói, tay yếu. Khi có một người xuất hiện các triệu chứng này, bạn hãy nhớ đến  thời gian vàng cấp cứu đột quỵ và gọi cấp cứu 115 ngay.

 

đột quỵ

8 lưu ý phổ biến về bệnh đột quỵ mà bạn nên nhớ (Ảnh: suckhoedoisong)

Hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu có phải biểu hiện của đột quỵ?

Đó có thể đó là dấu hiệu ban đầu của đột quỵ. Tuy nhiên để biết chính xác, bạn cần đến bệnh viện để chụp mạch máu não mới biết rõ được.

Tại sao một người đang khỏe mạnh bỗng dưng bị đột quỵ mà không có triệu chứng gì?

Đột quỵ là bệnh của mạch máu não. Bệnh thường không có triệu chứng điển hình, chỉ có thể phát hiện được những chỗ hẹp trong lòng mạch máu khi khám tầm soát. Trên thực tế hầu hết trường hợp phát hiện đột quỵ ở thời điểm muộn, khi đó mạch máu đã bị vỡ hoặc tắc nghẽn. Có nhiều người đang khỏe mạnh không có triệu chứng gì về bệnh lý, tự nhiên ngã khi đứng khom người hay đang đi vệ sinh. Đưa vào tại bệnh viện, bác sĩ mới phát hiện bệnh nhân bị đột quỵ.

Gia đình có người bị tai biến, vậy tôi có nguy cơ bị tai biến hay không?

Một số yếu tố gia đình và di truyền có thể làm gia tăng nguy cơ đột quỵ. Trường hợp có người thân từng bị tai biến, bạn nên tầm soát mạch máu não để phòng ngừa và điều trị sớm nếu phát hiện bất thường.

 

đột quỵ

8 lưu ý phổ biến về bệnh đột quỵ mà bạn nên nhớ (Ảnh: Báo Thanh niên)

Đột quỵ có liên quan đến lối sống?

Cuộc sống càng hiện đại, con người càng ít vận động, ăn uống nhiều chất béo và bột đường cũng dẫn đến nguy cơ đột quỵ cao.

Độ tuổi nào là dễ bị đột quỵ nhất?

Trên 65 tuổi.

Một số loại thuốc đông y được cho là giúp ngăn ngừa đột quỵ, có thật sự hiệu quả?

Lượng hoạt chất điều trị trong các thuốc này rất thấp, hiện chưa có nghiên cứu nào chứng minh hiệu quả của chúng trong việc ngăn ngừa đột quỵ.

 

>> Phương pháp nào cho điều trị bệnh viêm gan B

>> Các bài thuốc dân gian chữa bệnh viêm đường hô hấp hiệu quả

 

Nguồn: vnexpress

Tin cùng loại

Bình luận