Những điều cần biết về chứng trầm cảm theo mùa
Triệu chứng của bệnh trầm cảm theo mùa thường biểu hiện khá rõ ràng vào lúc cuối mùa thu và đầu mùa đông, và mờ nhạt dần khi xuân gõ cửa.
Một ngày mùa thu thật ngắn ngủi, chợt đến rồi chợt đi, nhưng cũng đủ để lại trong ta biết bao dư vị về cuộc sống muôn màu, vấn vương những xúc cảm ngọt ngào. Cái nắng thu nhạt dần cũng đủ nhuốm màu tâm trạng ai đó, chất chứa những suy tư. Nhưng lại bệnh sẽ nặng hơn khi thu đến lại dễ khiến người ta rơi vào trạng thái trầm cảm theo mùa (SAD).
Chứng trầm cảm trong mùa đông
Biểu hiện của trầm cảm theo mùa (SAD) thường bắt đầu từ cuối tháng 9, hoặc tháng 10, mùa đông càng trầm trọng hơn. Nếu bạn ít tập thể dục thời điểm này thì bạn cố gắng thường xuyên vận động để tránh bị trầm cảm cùng một số vấn đề liên quan như tăng cân.
Cần được chẩn đoán kịp thời
Hãy hỏi người thân, bạn bè xem họ thấy những hành vi của bạn từng mùa biểu hiện như thế nào. Chúng ta cần đi khám và theo dõi tình trạng bệnh để có chuẩn đoán kịp thời. Để biết chính xác một ai đó bị SAD hay không, cần theo dõi hành vi của họ trong 2 năm liên tiếp. Điều quan trọng là cần nhìn nhận vấn đề nghiêm túc, và có sự giúp đỡ.
Trầm cảm (Ảnh: suckhoedoisong)
Cần có niềm tin
Người mắc SAD thường lo âu vào mùa thu, mùa đông. Thậm chí, tình trạng bệnh còn tồi tệ hơn trong vài năm. Nhưng chúng ta hoàn toàn có thể khắc phục được, quan trọng là bạn cần thay đổi suy nghĩ của mình, thì bạn sẽ thấy thể trạng tốt hơn, cũng như khả năng kiểm soát bệnh cao hơn.
Ăn những đồ ăn lành mạnh
Dù muốn ăn nhiều món nhưng bạn chỉ nên nạp những món chứa carbs lành mạnh để tăng cường serotonin. Axit béo omega-3 có trong rau bina, quả óc chó, cá béo cũng tăng nồng độ hooc môn hạnh phúc trong cơ thể. Lý do vì sao nên bổ sung lượng vitamin D tốt cho người bị SAD không rõ ràng nhưng dưỡng chất trong sữa, trứng, cá hồi, cá ngừ cũng rất tốt.
Trầm cảm (Ảnh: suckhoedoisong)
SAD có thể tăng cân
Có những người tăng cân hay giảm cân cũng theo mùa, dù họ không mắc bệnh trầm cảm theo mùa này. Đây là lý do vì sao nhiều người thích các món canh với bánh mì, mì ống, phô mát mùa thu, mùa đông. Nếu không thường xuyên theo dõi cân nặng những tháng mùa đông. Hãy xem những triệu chứng về sức khỏe tinh thần để biết mình có biểu hiện nào của bệnh hay không.
Tận hưởng ánh sáng mặt trời
Quang trị liệu là phương pháp hữu hiệu trong điều trị SAD, nhưng đi bộ ngoài trời cũng rất hiệu quả. Có một số ý kiến đứng giữa hai phương pháp trên lại cho rằng buổi sáng là thời điểm tốt nhất để cơ thể tiếp nhận ánh sáng mặt trời. Nếu căn nhà bạn không đủ ánh sáng, bạn nên tìm cách để ánh sáng chiếu qua cửa sổ giúp ngôi nhà bạn có nhiều ánh sáng tự nhiên hơn. Vậy, nên có một căn phòng tràn ngập ánh mặt trời – căn phòng ánh sáng cho những ngày đông u tối nhé.
Trầm cảm (Ảnh: suckhoedoisong)
Tập thể dục
Giống như hấp thu ánh sáng, tập thể dục: chạy, đi bộ hay yoga khoảng 10 – 15 phút/ngày đều rất tốt. Quan trọng là bạn chọn môn nào bạn thích, phù hợp và phải hiệu quả. Đồng thời, cần lưu ý chế độ dinh dưỡng khi tập luyện với bệnh trầm cảm.
>> Bệnh trầm cảm dễ gây dẫn đến tự sát
>> Phân loại các chứng bệnh trầm cảm
Nguồn: suckhoedoisong
Tin cùng loại
- Một số loại thực phẩm chống say nắng cho ngày hè oi bức
- Phòng bệnh thủy đậu ở trẻ vào mùa hè
- Những căn bệnh nguy hiểm do muỗi gây ra mà bạn cần biết
- Bí kíp trị nẻ môi trong mùa hanh khô
- Nên ăn gì khi bị tiêu chảy để nhanh khỏi
- Cách đơn giản chống cảm lạnh
- Ăn chơi dịp Tết nhưng đừng quên những bệnh dễ mắc phải
- Ngăn ngừa Rubella khi đang mang thai
- Biện pháp phòng tránh đột quỵ khi giao mùa
- Bảo vệ sức khỏe cho con ngày mưa lũ nhiệm vụ của bà mẹ