Hành trang sinh viên vượt qua nỗi lo việc làm
Với mỗi sinh viên ra trường thì nỗi lo việc làm luôn là điều hiện diện đầu tiên. Hãy cùng sinh viên vượt qua nỗi lo đó với sự chuẩn bị kĩ cho bản thân.
Sinh viên với những năm tháng vô tư, vô lo trên ghế giảng đường. Một va chạm với “đời trường” khiến bạn bị bất ngờ, đôi khi mất niềm tin vào chính mình. Nỗi lo về việc làm cũng như chính con đường tương lai của sự nghiệp riêng đôi khi khiến bạn bị stress, với sự bất ổn về tâm lý. Để có thể vượt qua nỗi lo đó thì sinh viên trang bị những điều sau đây:
Hãy chuẩn bị tìm việc từ sớm nhất bạn có thể
Trong khi, rất nhiều bạn cùng trang lứa đã có cho mình những trải nghiệm từ môi trường thực tế từ những kì thực tập ngắn hạn trong những năm tháng sinh viên của họ. Điều này vô cùng cần thiết cho các bạn sinh viên mà nhà trường luôn khuyên bạn thực hiện. Nhưng không phải vì thế không trải qua kì thực tập trước đó thì bạn sẽ không có lợi thế cạnh tranh so với họ. Ra trường đừng vội vứt bỏ mọi thứ và vội dành thời gian cho việc du lịch, tụ tập. Hãy ngồi lại dành cho mình chút thời gian nhỏ để có thể hỏi bản thân mình muốn công việc như thế nào trong thời gian sắp đến. Dành chút nữa để tìm vài công việc cũng như vài tư vấn rồi hãy tung tăng. Chính nó sẽ giúp bạn rút ngắn khoảng cách để đến một công việc thích hợp và đẩy xa đi bức tường thành thất nghiệp.
Tự lập_Đừng ỷ lại vào gia đình
Thời sinh viên có thể bạn dựa vào gia đình về tất cả mọi người. Và chính lúc này bạn cảm thấy mình không cần lo lắng nhiều vì gia đình vẫn còn phía sau. Nhưng bạn sẽ là ứng viên không có lập trường riêng nếu cứ dựa vào gia đình và làm theo quyết định của ba mẹ. Chính điều này sẽ làm bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. Vì vậy, hãy là chính mình và đừng phụ thuộc vào bất kì ai.
Tự lập-đừng ỷ lại vào gia đình (Nguồn: giadinh)
Đừng vội vàng lựa chọn
Có thể cảm giác lo lắng về thất nghiệp, hay áp lực về việc làm sẽ khiến bạn đưa ra những quyết định sai lầm. Trong số đó có cả việc chấp nhận công việc không như mình muốn chỉ vì kiếm tiền. Có bạn trẻ với tấm bằng Cao đẳng ra trường đi làm thu ngân cho quán cà phê rồi cứ thể làm một ngày 16 tiếng. Chính vì thế, hãy suy nghĩ thật kĩ trước mọi quyết định của mình. Đừng vội vã, hãy xem xét và so sánh vấn đề thật kĩ trong mọi quyết định công việc. Chỉ khi bạn có niềm vui khi làm công việc đó, bạn mới có thể đạt hiệu quả tốt nhất cho công việc.
Hãy tìm việc nghiêm túc, đừng rải hồ sơ của mình
Có rất nhiều bạn trẻ, ra trường với quyết tâm tìm việc đã đưa hồ sơ mình đến bất kì đâu, bất kì nơi nào chỉ để có công việc. Để mở rộng cánh cửa đi làm các bạn sẵn sàng rải CV tại nhiều nơi. Nhưng thật sự bạn có biết rằng mình có thể dành thời gian đó để khiến cho profile của CV đẹp hơn. Hãy tạo CV thật sự ấn tượng để nhà tuyển dụng khó có thể từ chối bạn. Nghiêm túc trong mọi công việc cũng như tập trung vào việc mình có thể mạnh nhất sẽ giúp bạn đạt kết quả cao nhất.
Hãy tìm việc nghiêm túc, đừng rải hồ sơ của mình (Nguồn: vieclam)
Đừng sợ thay đổi.
Một tâm lí lớn nhất đối với mỗi sinh viên khi bạn ít va chạm với thực tế, ít trải nghiệm. Đó là việc bạn sợ thay đổi, bạn sợ phải tiếp xúc với môi trường mới khác với ghế nhà trường. Chúng ta còn trẻ hãy tìm cho mình cơ hội tốt để học tập và phát triển bản thân. Như Jack Ma từng nói: “Đi theo sếp giỏi, vào công ty nhỏ để học cách đam mê và khao khát, tập làm nhiều việc cùng một lúc”.
Trước khi bước vào “ trường đời” hãy trang bị cho mình kiến thức cũng như một tâm lý tốt nhất. Hãy sẵn sàng với thị trường lao động đầy khốc liệt hiện nay. Và tạo cho mình một sự nghiệp tốt nhất, một con đường mà mỗi khi bạn bước sẽ luôn có cảm giác hạnh phúc. Điều mà giúp cho bạn có một sức khỏe tốt nhất.
>>Thuốc chống trầm cảm cho học sinh, sinh viên
Phuonglee
Tin cùng loại
- Rối loạn ám ảnh cưỡng chế
- Bệnh rối loạn nhân cách hoang tưởng
- Nhận biết tâm lý đối phương qua biểu cảm khuôn mặt
- Hội chứng sợ không gian hẹp
- Lợi ích không ngờ tới khi bạn khóc
- Vì sao ta hay gặp ác mộng ?
- Biểu hiện của chứng rối loạn lo âu
- Hội chứng sợ bóng tối
- Hội chứng Stockholm là gì ?
- Hội chứng sợ " Yêu"