Những điều cần biết về tẩy giun
Bạn có biết rằng những sai lầm trong việc tẩy giun sẽ khiến hiệu quả của thuốc bị giảm bớt, không loại bỏ tối đa lượng giun sán trong cơ thể...
Giun là loại kí sinh trùng gây hại cho cơ thể người. Tẩy giun định kỳ sẽ giúp loại bỏ giun ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, mọi người thường hay mắc rất nhiều sai lầm trong việc tẩy giun, điều này dẫn đến giun không bị loại bỏ triệt để, khả năng tái nhiễm cao. Vì vậy, bạn cần phải biết tẩy giun đúng cách để bảo vệ sức khoẻ bản thân và gia đình.
Những tác hại khi bị nhiễm giun
Khi nhiễm giun thường gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hoá như ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ, đau bụng, tiêu chảy, ngứa hậu môn… Với trẻ em thì gây biếng ăn, chậm lớn… Một số trường hợp vì không gây ảnh hưởng rõ rệt mà khiến tình trạng nhiễm giun kéo dài, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm về sau.
Trẻ em khi bị nhiễm giun sẽ có những biểu hiện biến ăn và chậm lớn (Nguồn:kidsonline)
Khi số lượng giun càng nhiều thì khả năng chiếm đoạt chất dinh dưỡng của người bệnh càng lớn. Việc thiếu các vitamin và dưỡng chất khiến người nhiễm giun trở nên suy dinh dưỡng, thiếu máu… Ở mức độ nặng hơn, lượng giun nhiều gây tắc ruột, giun chui ống mật, suy tim…
Những sai lầm thường mắc phải khi tẩy giun
Tẩy giun từng người một trong nhà
Nhiễm giun là loại bệnh có thể dễ dàng lây từ người này sang người khác. Khi có thành viên bị nhiễm giun thì rất có khả năng cả nhà bị lây nhiễm cao. Sai lầm khi tẩy giun của một số gia đình là chia từng đợt tẩy giun cho mỗi thành viên.
Cần có kế hoạch tẩy giun cùng một lần cho các thành viên trong gia đình (Nguồn:phunu)
Thật sự cách làm này chỉ có thể loại bỏ giun của từng người, nhưng lại khiến nguy cơ tái nhiễm tăng cao do những người khác vẫn chưa tẩy giun. Vậy nên bạn cần cho tất cả thành viên trong gia đình tẩy giun cùng một lần, điều này sẽ giảm bớt khả năng lây nhiễm.
Tẩy giun tùy hứng
Thông thường việc tẩy giun cần được tiến hành định kỳ 6 tháng một lần. Thời gian quá dài hoặc quá ngắn đều không tốt như nhau. Trường hợp thời gian cho mỗi lần tẩy cách nhau vài năm, rất có thể không loại bỏ hết giun khỏi cơ thể. Ngược lại, nếu thời gian quá ngắn, thuốc thậm chí có thể ảnh hưởng ngược lại cho sức khoẻ mà giun còn chưa xuất hiện.
Uống ngay lúc đang đói
Rất nhiều người nghĩ rằng việc uống thuốc tẩy giun phải diễn ra khi đói bụng. Tuy nhiên, với những sự cải tiến trong việc tẩy giun, việc uống thuốc hiện nay không còn phụ thuộc vào thời gian nữa.
Không cần thiết phải nhịn đói khi chuẩn bị tẩy giun (Nguồn:genkcdn)
Bạn có sử dụng thuốc bất kỳ thời điểm nào mà không cần lo giun không chết. Điều này thật sự có lợi ích tốt với trẻ nhỏ, lứa tuổi cần nhiều năng lượng và không có khả năng nhịn đói được như người lớn.
Gặp bệnh nào cũng tẩy giun
Các bác sỹ đã đưa ra lời khuyên rằng không nên tẩy giun khi mắc một số bệnh như bệnh tim mạch, suy gan, thận… thậm chí nếu bạn đang bị ốm cũng không nên dùng thuốc tỏng khoảng thời gian này. Trong trường hợp bạn vẫn quyết định tẩy giun hãy hỏi xin ý kiến của bác sĩ về việc này.
Không chú ý tẩy giun cho trẻ
Nhiều người thường có suy nghĩ trẻ nhỏ thì không nên tẩy giun. Cách suy nghĩ này là hoàn toàn sai lầm. Việc tẩy giun có thể giúp loại bỏ giun ra khỏi cơ thể trẻ, tạo điều kiện cho trẻ phát triển. Do những nhận thức hạn chế từ những bậc phụ huynh nên trẻ em lại là lứa tuổi dễ mắc giun, sán.
Cần chú ý tẩy giun cho trẻ (Nguồn:dochoitreem)
Khi trẻ trên 2 tuổi, bạn đã có thể tiến hành tẩy giun. Thuốc tẩy giun cho trẻ em hiện nay được bán nhiều ở quầy thuốc, hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ nếu thấy cần thiết. Với những trẻ dưới 2 tuổi, mọi việc liên quan đến tẩy giun bạn đều cần phải có sự cho phép và theo dõi từ bác sỹ.
Nghĩ rằng thuốc tẩy giun không có phản ứng phụ
Thuốc tẩy giun cũng có thể gây ra một số phản ứng phụ như đau đầu, nổi mề đây, mệt mỏi, nôn mửa… Đặc biệt đối với những người dị ứng với các thành phần của thuốc hoặc có cơ địa nhảy cảm.
Chú ý những phản ứng phụ của thuốc tẩy giun gây ra với cơ thể (Nguồn:benhungthutuy)
Trong khoảng thời gian 24 giờ sau uống thuốc, bạn cần chú ý quan sát phản ứng của cơ thể. Với mức độ nhẹ, bạn có thể bổ sung nước, sữa… cho cơ thể. Nếu thấy có phản ứng nặng hơn, nôn nhiều, sốt, mệt rã rời, bạn cần phải đến khám và điều trị ngay lập tức.
Uống thuốc xong rồi là giun không trở lại
Không phải không có lí do mà các bác sỹ khuyến cáo mọi người tẩy giun 6 tháng một lần, ai cũng có thể có nguy cơ tái nhiễm giun sán, đặc biệt là với những người hay ăn sống, tái, thì khả năng tái nhiễm càng cao. Do đó, sau khi uống thuốc tẩy giun, bạn cần giữ những thói quen ăn chín, uống sôi, vệ sinh cá nhân thật sạch sẽ để loại trừ khả năng nhiễm ấu trùng. Ngoài ra, việc uống thuốc tẩy giun vẫn cần được tiến hành theo định kỳ.
Nguồn:songkhoe
Tin cùng loại
- Trị ăn không tiêu đơn giản tại nhà
- Nguyên nhân ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hóa
- Chứng ợ hơi sau bữa ăn
- Cách tăng cường chức năng gan
- Thực đơn cần thiết cho người bị bệnh viêm gan B
- Thực phẩm hại gan bạn cần tránh
- Bệnh đau dạ dày kiêng ăn gì và lưu ý gì khi ăn uống
- Những bệnh tiêu hóa thường gặp
- 3 chiêu thức trị tiêu chảy hiệu quả
- Dinh dưỡng cho người bị nhiễm khuẩn Hp