Ngủ trưa bao nhiêu phút là tốt nhất?
Giấc ngủ trưa có thể giúp cơ thể chúng ta phục hồi sau một đêm khó ngủ cũng như tăng năng suất làm việc trong ngày.
Một nghiên cứu cho thấy ngủ trưa dài, hoặc mệt mỏi quá mức có liên quan đến nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa cao. Tiến sĩ Adam Splaver, bác sĩ tim mạch ở Nam Florida, Mỹ cảnh báo ngủ trưa quá lâu sẽ làm tăng nguy cơ hội chứng chuyển hóa lên 50%.
Do đó, có thể nói tầm quan trọng của giấc ngủ ngắn với sức khỏe cơ thể. Sau đây là những lợi ích từ giấc ngủ ngắn cho sức khỏe chúng ta
Ngủ 10 đến 20 phút
Giấc ngủ ngắn thời gian từ 10-20 phút là lý tưởng để tăng cường sự tập trung và năng suất làm việc. Một nghiên cứu năm 2012 trong tạp chí Sleep cho thấy ngủ trưa 10 phút giúp cải thiện ngay lập tức về việc buồn ngủ, mệt mỏi, thiếu sức sống và hiệu năng nhận thức.
Giấc ngủ 10-20 phút là lý tưởng (Nguồn: webtretho)
Ngủ 30 phút
Giấc ngủ ngắn dừng lại ở phút 30 sẽ giúp chúng ta không chệnh choạng. Một nghiên cứu năm 2015 trong Tạp chí Khoa học Nội tiết và Chuyển hóa cho thấy ngủ ngắn 30 phút có thể giúp làm đảo ngược tác động kích thích tố của giấc ngủ ban đêm.
Ngủ 60 phút
Ngủ hơn 30 phút nhưng ít hơn 90 phút có thể làm tăng nguy cơ thức dậy quán tính, khiến ta có cảm giác mệt mỏi như nôn mửa. Tuy nhiên, một giấc ngủ trưa 60 phút có thể giúp chúng ta cảm thấy tươi trẻ và sảng khoái.
Giấc ngủ 60 phút đem lại cảm giác sảng khoái (Nguồn: khoedep)
Ngủ 90 phút
Giấc ngủ kéo dài hơn 90 phút có thể làm sạch tâm trí, cải thiện trí nhớ và phục hồi giấc ngủ bị mất. Tuy nhiên, tiến sĩ Splaver khuyên chúng ta cần nghỉ trưa (40 phút hoặc ít hơn) trong ngày để có thể ngủ ngon vào ban đêm.
>> Ngủ trưa quá dài sẽ làm tăng nguy cơ đột quỵ não
>> Nên cho trẻ ngủ trưa lúc 13h
Theo khoahoc
Tin cùng loại
- Những thực phẩm chống rụng tóc hiệu quả
- Những căn bệnh ngày càng xuất hiện nhiều ở giới trẻ
- Mẹo giữ sức khỏe những ngày đi phượt
- Trầm cảm dễ xảy ra ở người thức khuya dậy muộn
- Tác hại không ngờ của thói quen đeo kính râm hàng ngày
- Cách tăng cường trao đổi chất mà không cần tập thể dục
- Tại sao người trưởng thành vẫn mắc bệnh đái dầm
- Tuyệt chiêu trị táo bón cho mẹ bầu từ Nhật Bản
- Những bộ phận của bạn đang lão hoá từng ngày
- 4 căn bệnh đau cột sống thường gặp ở người trưởng thành