Những kĩ năng sơ cứu trẻ em khi gặp nguy hiểm (P1)
Cha mẹ cần trang bị kiến thức về sơ cứu trẻ em cơ bản để nhanh chóng xử lý các tình huống mà con mình thường hay mắc phải.
Việc nhanh chóng sơ cứu trẻ em sẽ góp phần làm tiết kiệm thời gian và làm giảm nguy cơ nguy hiểm đến tính mạng cho trẻ nhỏ. Cha mẹ hãy luôn là những người chủ động và xử lý linh hoạt để tránh việc con mình phải gặp phải những hệ lụy đáng tiếc do không sơ cứu kịp thời nhé.
NGỘ ĐỘC
Bước 1: để hạn chế thấp nhất việc độc tố ngấm vào cơ thể, điều đầu tiên phải làm chính là kích thích để trẻ bị ngộ độc nôn thức ăn trong dạ dày ra ngoài. Pha nước muỗi loãng cho trẻ uống, đặt tay lên lưỡi và ép cơ thể nôn càng nhiều thức ăn trong dạ dày ra ngoài càng tốt.
Việc đặt trẻ nằm ở tư thế nào khi gây nôn rất quan trọng, đặt đầu trẻ nằm thấp, đầu hơi nghiêng rồi móc họng để trẻ nôn thức ăn ra ngoài. Sau khi móc sạch thì dùng khăn mềm lau miệng cho trẻ.
Hãy biết cách sơ cứu đúng cách khi trẻ bị ngộ độc
Bước 2: Hiện tượng bị sặc lên mũi rất dễ xảy ra khi trẻ nôn, người lớn nhanh chóng dùng miệng hút mũi kịp thời cho trẻ nếu không trẻ dễ sặc và có nguy cơ dẫn đến tử vong.
Bước 3: Bổ sung oresol cho bé ngay, do cơ thể bị mất nước và rối loạn chất điện giải vì nôn mửa, đi ngoài nhiều , cơ thể sẽ trở nên mệt lả. Vì vậy, cần bổ sung kịp thời để không nguy hiểm đến tính mạng.
Lưu ý:
-Không tiến hành gây nôn trong trường hợp trẻ bị hôn mê.
-Sau khi sơ cứu tạm thời, cần đưa trẻ đến trung tâm y tế để tiến hành rửa ruột và thực hiện các điều trị cần thiết.
-Tuyệt đối không cho trẻ sử dụng thuốc cầm tiêu chảy. Chỉ cần nguồn thức ăn được tống ra ngoài hoặc tiêu hóa hết thì bệnh sẽ khỏi.
ĐIỆN GIẬT
Bước 1: Hãy cắt ngay nguồn điện hoặc tìm cách tách bé ra khỏi nguồn điện. Người lớn cần lưu ý trước khi làm điều này cần phải đứng trên các vật cách điện như quyển danh bạ điện thoại và dùng các vật liệu không dẫn điện như nhựa , vải khô, gỗ để tách nguồn điện và bé.
Bước 2: Tiến hành kiểm tra hơi thở, đặt bé nằm nghiêng một bên, co một đầu gối lên, và hạ đầu bé để tránh việc bé nuốt phải nước dãi chảy ra. Đỡ cổ bằng một cái gối.
Cần sử dụng các vật cách điện để tách bé ra khỏi nguồn điện
Nếu thấy trẻ bất tỉnh , cần kịp thời tiến hành cấp cứu thổi ngạt ấn tim khi tim có dấu hiệu ngừng đập vì ngoài tổn thương do bỏng điện, dòng điện cũng có thể đi qua tim phổi gây hiện tượng tim ngừng thở. Hãy tiến hành hà hơi - thổi ngạt, ép tim ngoài lồng ngực và nhanh chóng đưa bé đến các cơ sở y tế.
HÓC
Bước 1: Vỗ lưng
Đặt bé nằm sấp trên cánh tay,đầu chúc hơi thấp hơn ngực và cách tay thả lỏng tựa vào cẳng chân bạn. Dùng lòng bàn tay đỡ đầu bé.
Vỗ mạnh gót tay vào lưng ở vị trí giữa hai xương bả vai của trẻ.
Kiểm tra và lấy dị vật ra khỏi miệng nếu có. Nếu cách này không hiệu quả thì chuyển sang động tác ấn ngực.
Nhanh chóng sơ cứu và lấy dị vật trong miệng trẻ
Bước 2: Ấn ngực
Đặt bé nằm trên đùi với đầu thấp hơn thân. Dùng 3 ngón tay phải đặt ở giữa ngực bé (vị trí xương ức, ngay dưới núm vú). Ngón giữa nên để ở ngay giữa ngực.
Khi đã đặt các ngón tay đúng chỗ, nâng ngón tay ở giữa lên và chỉ được sử dụng các ngón còn lại đẩy lên 5 lần, thật chắc.
Bước 3: Tiến hành kiểm tra lại miệng bé và loại bỏ dị vật nếu có.
Nếu bẽ vẫn chưa thở lại thì tiếp tực thực hiện các động tác trên cho tới khi xe cấp cứu đến.
SỐC MẪN CẢM
Đây là triệu chứng của việc bị dị ứng nặng, thường xuất hiện do trẻ bị côn trùng đốt hoặc ăn phải lạc. Nó gây ra các hiện tượng giảm huyết áp, mặt và cơ thể đỏ ửng, sưng phồng và gây khó thở.
Luôn mang theo thuốc điều trị sốc mẫn cảm cho trẻ khi ra ngoài
Trước tiên cần phải xác định xem trẻ có phải bị một dị ứng biết trước và luôn mang theo thuốc điều trị. Thực hiện tiêm thuốc vào bắp đùi hoặc mông.
Hãy đặt trẻ nằm ở tư thế phục hồi, gọi cấp cứu nếu trẻ không thể thở và không có thuốc, đồng thời tiến hành các biện pháp hô hấp sơ cứu.
CHẢY NHIỀU MÁU
Nếu trẻ gặp phải vết cắt sâu làm chảy nhiều máu, hãy rửa sạch sau đó lau khô.
Nâng cao viết thương để máu được chảy về lại các cơ quan nội tạng, tránh trường hợp chảy ra ngoài quá nhiều. Kiểm tra vết thương xem có xuất hiện vật gì gắn vào không. Trong trường hợp nếu có, đừng cố lấy vật đó ra chỉ khiến cho tình trạng càng nặng thêm.
Quấn vết thương với độ chặt vừa phải để đảm bảo máu vẫn được lưu thông
Thay vào đó, buộc quanh vết thương bằng vải, lót đệm để đảm bảo miếng vải cao hơn vật thể, tránh việc ấn nó sâu vào trong. Tiến hành gọi cấp cứu ngay lập tức.
Nếu không có vật thể gì xuất hiện ở vết thương, sử dụng miếng vải sạch ấn lên vết thương để kiềm máu và quấn chặt xung quanh, lưu ý nên quấn chặt vừa phải để máu vẫn chảy được đến ngón chân và tay. Hãy gọi cho cáp cứu tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng.
Chúng ta đều không lường trước được những hiểm họa mà con em mình sẽ gặp phải, vì vậy các bậc cha mẹ hãy luôn trong tư thế chuẩn bị các kĩ năng sơ cứu trẻ em khi gặp các trường hợp cần thiết.
>> 8 quy tắc an toàn căn bản cho trẻ
Nguồn: kynangchobe
Tin cùng loại
- Những bộ phận càng “xấu xí” trẻ càng khỏe mạnh
- Những căn bệnh thường gặp ở trẻ em
- Những cách giúp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ
- Dạy bé những cung bậc cảm xúc
- Có nên cho trẻ sơ sinh nghe nhạc khi ngủ
- Hiểu biết về bệnh đẹn ở trẻ sơ sinh
- Bại não ở trẻ em và những điều cần biết
- Trẻ bị sặc sữa có nguy hiểm không
- Lên thực đơn đầy đủ cho trẻ lười ăn suy dinh dưỡng
- Thói quen xấu làm giảm thông minh của trẻ nhỏ