Cấp cứu khi trẻ bị hóc dị vật

Sặc, hóc di vật là những tai nạn thường xuyên xảy ra ở trẻ em tuy nhiên tỉ lệ trẻ tử vong lại khá cao. Dưới đây là những cách cấp cứu cho trẻ cha mẹ cần lưu ý.


Dấu hiệu nhận biết

 
Dấu hiệu dễ nhận biết hóc dị vật nhất là khi trẻ đang chơi thì bỗng dưng mặt tím tái, thở gắng sức, ho sặc sụa. Sau vài phút thì thở khò khè hoặc khó thở, ho ra máu, suy hô hấp, nặng hơn có thể dẫn đến tử vong.
 

Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là trẻ mặt tím tái, thở gắng sức, ho sặc sụa (Nguồn: Internet)

Đáng lưu ý là hơn một nửa số trẻ bị hóc dị vật không có biếu hiện cụ thể do dị vật lớn và phế quản nhỏ. Sau vài phút bị hóc, trẻ trở lại trạng thái bình thường nên cha mẹ không nhận biết được. Sau đó xuất hiện các dấu hiệu của xẹp phổi như ho ra máu, ho có đàm, sốt cao… nhưng cha mẹ lại lầm tưởng trẻ chỉ bị cảm thông thường nên không đưa đến bệnh viện làm bệnh ngày càng nặng hơn.
 

Cách cấp cứu

 
- Đối với trẻ bị hóc dị vật có kích thước lớn, có nhiều góc cạnh thì cha mẹ cần lập tức gọi người hỗ trợ và thực hiện các thao tác sau: đặt trẻ nằm thẳng, dùng tay cố lấy những dị vật có thể nhìn thấy được, áp dụng kỹ thuật nâng cằm và đẩy hàm để trẻ dễ thở hơn.
 

Áp dụng kỹ thuật nâng cằm và đẩy hàm để trẻ dễ thở hơn (Nguồn: Internet)

- Kỹ thuật nâng cằm là kỹ thuật dùng những ngón tay đặt dưới hàm dưới và từ từ nâng lên. Còn kỹ thuật đẩy hàm là dùng hai bàn tay ôm chặt các góc của hàm dưới và di chuyển hàm dưới lên trên sao cho các răng cửa hàm dưới lên cao hơn các răng cửa ở hàm trên. Nếu các thao tác phía trên không hiệu quả thì cố gắng áp dụng phương pháp vỗ lưng và ấn ngực.

- Phương pháp vỗ lưng: Đặt trẻ nằm úp sấp trên cánh tay, đầu chúc xuống thấp hơn ngực và cánh tay thả lỏng. Dùng gót bàn tay vỗ mạnh 5 cái vào lưng. Kiểm tra miệng và lấy dị vật ra. Nếu vẫn không hiệu quả thì dùng biện pháp ấn ngực.

 

Phương pháp vỗ lưng và ấn ngực (Nguồn: Internet)

- Phương pháp ấn ngực: Đặt bé nằm trên đùi bạn, đầu thấp hơn thân. Đặt 3 ngón tay phải của bạn ở giữa ngực bé. Ngón giữa nên đặt chính xác ngay giữa ngực. Khi đã đặt tay đúng chỗ, nâng ngón tay giữa và sử dụng 2 ngón còn lại để đầy lên 5 lần.
 

Lưu ý:

 
- Khi cấp cứu hóc dị vật, chỉ cố lấy các dị vật ra khỏi miệng trẻ khi có thể nhìn thấy và tuyệt đối không cho tay vào cổ họng trẻ vì điều này vô tình kích thích thắt quản trẻ co thắt làm dị vật di chuyển càng sâu vào bên trong thực quản.

- Chỉ áp dụng phương pháp vỗ lưng và ấn ngực sau khi không thể lấy dị vật ra, cũng như kỹ thuật nâng cằm và đẩy hàm không có hiệu quả.

- Tuy sơ cứu thành công, cha mẹ cũng nên đưa trẻ đến bệnh việc hoặc những cơ sở y tế gần nhất để có thể kiểm tra xem đã thật sự lấy hết dị vât ra chưa hoặc điều trị các di chứng để lại như xẹp phổi, viêm phế quản

 
Thúy An (Theo Suckhoebe)

Tin cùng loại

Bình luận