Các sai lầm mắc phải khi dùng thớt
Thớt là một trong những dụng cụ nhà bếp không thể thiếu trong cuộc sống của bạn. Nhưng bạn có biết, không phải ai cũng sử dụng thớt đúng cách.
Thớt là một vật dụng hết sức quen thuộc khi nấu ăn, tuy nhiên nếu dùng sai cách sẽ cực kì nguy hiểm, không những có thể làm bạn bị chấn thương mà thậm chí còn mang bệnh. Dưới đây là 7 sai lầm có thể bạn vẫn mắc phải khi sử dụng thớt.
1. Dùng thớt thủy tinh
Đúng là thớt thủy tinh có nhiều khả năng chống vết bẩn và mùi hôi nhưng bề mặt cứng của thớt sẽ làm cho dao nhanh bị cùn. Không những thế, thói quen dùng thớt thủy tinh này cũng dễ làm bạn bị chấn thương vì bề mặt nó trơn, dễ bị trượt dao.
Bạn nên dùng thớt gỗ hoặc nhựa đển đảm bảo an toàn khi dùng (Nguồn: 8hay)
2. Sử dụng thớt quá nhỏ
Một cái thớt nhỏ xinh xắn có thể phù hợp và làm đẹp cho góc bếp của bạn. Thế nhưng, do diện tích bề mặt thớt nhỏ làm cho thực phẩm dễ bị rơi ra ngoài khi sơ chế hoặc dao bạn đang dùng không có đủ chỗ để di chuyển qua lại nên nguy cơ bị tổn thương cao. Thức ăn bị rơi ra bề mặt khác ngoài thớt cũng đồng nghĩa với việc có vô số vi khuẩn trên bề mặt đó nhanh chóng bám vào thức ăn và nếu bạn sử dụng lại thì cũng không đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
3. Không dùng riêng thớt để chế biến thịt
Ai cũng biết thịt sống, kể cả thịt gia cầm và cá đều có thể chứa vi khuẩn như E. coli và salmonella - những vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, đường ruột... Nhưng khi bạn chỉ sử dụng thớt cho tất cả mọi nguyên liệu cần thao tác, từ thịt đến rau rủ, hoa quả... thì sẽ có nhiều khả năng lây nhiễm các vi khuẩn trên. Nguyên do là vì vi khuẩn từ thịt bám lại trên bề mặt thớt, sau đó dính vào các thức ăn khác và kết quả là vào cơ thể bạn.
Với thịt sống, bạn cần dùng thớt riêng để chế biến (Nguồn: Foodcooking)
4. Không dùng thớt riêng cho người dị ứng
Lây nhiễm chéo là điều khó tránh khi dùng chung các loại thớt, đó cũng là lý do tại sao nên dùng thớt riêng cho những người bị dị ứng thực phẩm. Ngay cả khi bề mặt thớt trông rất sạch sẽ thì nó vẫn có thể chứa những chất có thể gây dị ứng trên đó. Bởi vậy, nếu không may dùng thớt để chế biến thực phẩm cho người bị dị ứng một loại thực phẩm khác thì cũng có thể gây nguy hiểm cho họ.
5. Để thớt ẩm ướt
Bề mặt ẩm ướt là môi trường tốt để vi trùng, vi khuẩn phát triển nhanh chóng mặt. Khi dùng, cho dù bạn có dội qua nước nóng trước đó thì cũng khó đảm bảo loại bỏ hết đám vi trùng đang bám trên bề mặt đó. Tiếp theo đó là nguy cơ vi khuẩn bám vào thức ăn, tay rồi xâm nhập và cơ thể là khó tránh khỏi.
Theo 24h
Tin cùng loại
- Thận trọng với khăn giấy ướt kém chất lượng
- Sử dụng bọc nilon thế nào để không độc hại cho cơ thể?
- Giải cứu thịt lợn, dịch lở mồm long móng bùng phát
- 2/3 dân số Việt Nam nhiễm loại vi khuẩn này
- Nguy cơ ngộ độc thực phẩm hiện nay và biện pháp phòng chống
- Thói quen xấu cần tránh để sống khỏe mạnh - P2
- Thói quen xấu cần tránh để sống khỏe mạnh - P1
- 6 lợi ích bất ngờ của kính áp tròng
- Tình trạng hút thuốc lá ở Việt Nam
- 46 người nhiễm Zika tại TPHCM