Làm thế nào nếu mắc bệnh tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ là một bệnh tương đối phổ biến và dễ mắc phải khi mang thai. Tuy nhiên, nếu không kịp thời chữa trị sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ và bé.

Tiểu đường thai kỳ là gì?

Tiểu đường thai kỳ hay còn gọi là đái tháo đường thai kỳ là một loại bệnh tiểu đường chỉ xảy ra khi mẹ mang thai và thường tự hết sau khi bé chào đời. Thế nhưng do bệnh lý của bệnh tiểu đường khi mang thai tương đối phức tạp nên tỷ lệ tử vong của mẹ và bé vẫn tương đối cao.
 

Tiểu đường thai kỳ xảy ra trong quá trình mang thai và tự hết sau khi sinh (Nguổn: Internet)

Mẹ dễ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ là mẹ:
- Mang thai khi trên 30 tuổi;
- Di truyền từ gia đình có người mắc bệnh tiểu đường;
- Đã mắc bệnh tiểu đường thai kỳ ở lần mang thai trước;
- Thừa cân, béo phì


Cách điều trị

1. Chế độ ăn uống hợp lý

Nhiều mẹ bầu có quan niệm sai lầm rằng có thai là phải ăn uống cho hai người. Trong thực tế mẹ không cần phải ăn quá nhiều nhưng vẫn có thể cung cấp đủ dưỡng chất cho cả mẹ và bé. Mẹ bầu nên nghe theo hướng dẫn của bác sĩ để có một chế độ ăn uống hợp lý vừa bổ sung đủ chất dinh dưỡng vừa có thể kiểm soát được lượng đường.
 

Một chế độ ăn uống hợp lý giúp mẹ bầu bổ sung đủ chất lại không phải ăn quá nhiều (Nguổn: Internet)
 

2. Tập thể dục đều đặn

 
Cùng với chế độ ăn uống hợp lý, vận động thường xuyên cũng là một trong những phương pháp giúp điều trị bệnh tiểu đường. Vận động làm giảm lượng đường do sử dụng năng lượng và giảm các chất đề kháng Insulin. Mẹ có thể chọn các môn thể dục tốt cho sức khỏe như yoga, đi bộ, các môn vận động dưới nước… và tập đều đặn 30 phút mỗi ngày. Tuy nhiên, các mẹ không nên tập quá sức, cái gì nhiều quá cũng không tốt.
 

Tập thể dục giúp làm giảm lượng đường trong máu (Nguổn: Internet)
 

3. Dùng Insulin

 
Insulin là một chất giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Insulin dùng trong điều trị tiểu đường thai kỳ là Insulin thường, Insulin bán chậm  NPH và Insulin hỗn hợp giữa Insulin thường và Insulin bán chậm NPH. Liều lượng sử dụng phụ thuộc vào cân nặng, tình trạng bệnh và tuổi thai vì vậy các mẹ phải tuân theo hướng dẫn của bác sĩ và không được tự ý thay đổi liều lượng.
 

Cần cẩn trọng khi điều trị bệnh bằng Insulin (Nguổn: Internet)
 
Thúy An (Theo Bienchungtieuduong)

Tin cùng loại

Bình luận