Chế độ ăn uống cho trẻ suy dinh dưỡng

Trẻ biến ăn, suy dinh dưỡng luôn là tình trạng làm bậc phụ huynh lo lắng. Trẻ sẽ không được cung cấp đầy đủ năng lượng và chất đạm cũng như các yếu tố vi lượng khác để đảm bảo cho cơ thể phát triển.

1. Nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em:
Thường là do tổng hợp từ nhiều yếu tố:
- Cha mẹ thiếu kiến thức nuôi con: trẻ không được bú sữa mẹ, cho ăn giặm không đúng cách, không biết cách lựa chọn thực phẩm phù hợp với trẻ, cho trẻ ăn quá ít lần trong ngày, kiêng khem quá đáng khi trẻ bệnh.
- Thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm trùng.
- Chế biến thức ăn không hợp khẩu vị và lứa tuổi của trẻ.
- Cách chăm sóc trẻ không phù hợp (quá căng thẳng dẫn đến biếng ăn tâm lý).
- Trẻ em sinh ra trong các gia đình nghèo, không có đủ thực phẩm để ăn.
- Trẻ bị nhiễm ký sinh trùng như giun, sán,...
- Một số nguyên nhân khác ít gặp hơn: trẻ hoạt động quá nhiều, hoặc sống trong môi trường quá nóng, quá lạnh, làm tiêu hao năng lượng nhiều; hoặc trẻ bị bệnh nặng có nhu cầu các dưỡng chất cao mà không được cung cấp tăng cường.

Muốn biết trẻ có bị suy dinh dưỡng hay không các bà mẹ cần phải theo dõi cân nặng thường xuyên cho trẻ trên biểu đồ phát triển. Nếu thấy 2-3 tháng liền trẻ không tăng cân cần phải đưa trẻ đi khám bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân.

Theo tiêu chuẩn cân nặng/tuổi người ta chia suy dinh dưỡng làm 3 độ:
- Suy dinh dưỡng Độ I: Trọng lượng còn 90% so với tuổi
- Suy dinh dưỡng Độ II: Trọng lượng còn 75% so với tuổi
- Suy dinh dưỡng Độ III: Trọng lượng còn dưới 60% so với tuổi.

2. Biểu hiện của trẻ suy dinh dưỡng

- Không lên cân hoặc giảm cân
- Teo mỡ ở cánh tay, thịt nhẽo.
- Teo nhỏ: mất hết lớp mỡ dưới da bụng.
- Da xanh, tóc thưa rụng dễ gãy, đổi màu.
- Ăn kém, hay bị rối loạn tiêu hóa: ỉa phân sống, ỉa chảy hay gặp.
- Thể nặng: Có phù hoặc teo đét, có thể biểu hiện của thiếu vitamin gây quáng gà, khô giác mạc đến loét giác mạc. Hiện nay thể nặng rất hiếm gặp.

 


3. Ðể phát hiện sớm những biểu hiện này, cha mẹ cần:
- Theo dõi sát chế độ ăn của trẻ: xem trẻ có ăn hết suất và đủ bữa không.
- Quan sát da, cơ, răng, tóc của trẻ xem có những thay đổi như trên đã trình bày.
- Quan sát sự phát triển vận động của trẻ xem có bình thường (lật, ngồi, đứng chựng, đi... có đúng với lứa tuổi). 
- Thường xuyên đưa trẻ đến cơ quan y tế để cân, đo chiều cao mỗi 1-2 tháng, điều này giúp phát hiện nhanh chóng tình trạng chậm tăng cân, chậm tăng chiều cao của trẻ.
- Xem trẻ có thường xuyên mắc các bệnh lý nhiễm trùng không.

4. Những loại thực phẩm nên dùng cho trẻ suy dinh dưỡng.
- Gạo, mì, khoai tây.
- Thịt: gà, lợn, bò, tôm, cua, cá, trứng.
- Sữa bột giàu năng lượng: Theo hướng dẫn cụ thể của Bác sĩ.
- Dầu, mỡ.
- Các loại rau xanh và quả chín.
- Đậu tương đậu xanh, lạc…

 


6. Ngoài chế độ ăn còn cho trẻ ăn bổ sung thêm một số Vitamin và muối khoáng.
- Các loại Vitamin tổng hợp.
- Chế phẩm có chứa sắt chống thiếu máu.
- Men tiêu hóa (nhưng phải dùng theo chỉ định của thầy thuốc).


7. Chăm sóc bé bị suy dinh dưỡng
- Bé phải được vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ.
- Phải giữ ấm về mùa đông, phòng ở thoáng mát về mùa hè, đầy đủ ánh sáng.

8. Món ăn cho trẻ suy dinh dưỡng:
- Cháo ý dĩ
- Cháo thịt cóc
- Cháo củ mài
- Cháo ếch
- Cháo chim cút
- Cá quả hấp
- Táo đỏ, đậu xanh hầm sườn heo

 


- Bò hầm lục vị
- Cháo kê nấm hương
- Cháo thịt bò băm nhỏ long đỏ trứng

Thanh Diệp
Nguồn:
www.nutifood.com.vn

Tin cùng loại

Bình luận