Các món ăn và bài thuốc dân gian điều trị đau bụng, lạnh bụng do nhiễm lạnh (P.2)
Mùa đông xuân, khí hậu chuyển lạnh đặc biệt là về đêm nên người già và trẻ nhỏ do sức đề kháng của cơ thể kém hơn, sẽ rất dễ nhiễm lạnh, lạnh bụng, đau bụng. Nhiều người chủ quan đi ngoài đường lúc đêm tối ngoài trời lạnh, tắm muộn hoặc uống nước đá quá lạnh… cũng dễ bị đau bụng.
Những người bị các bệnh về đường ruột, tiêu hóa kém hoặc viêm đại tràng… luôn phải chú ý giữ ấm vùng bụng. Bởi nếu bụng bị lạnh sẽ dẫn đến đầy bụng, ăn không tiêu, đại tiện lỏng, khiến các bệnh tiêu hóa càng nặng hơn. Khi đi ngủ nên đắp chăn mỏng ngang bụng. Không nên ăn thức ăn để trong tủ lạnh mà chưa được hâm nóng, tránh uống nước lạnh… chú ý mặc ấm khi đi ra ngoài trời gió lạnh.
Ở phần 1 chúng ta đã cùng nhau chế biến các món ăn bổ dưỡng. Phần này, cùng tìm hiểu các bài thuốc theo y học cổ truyền nhé:
♦ Bài 1: 50 - 80g gừng tươi rửa sạch, xắt mỏng, sao nhỏ lửa cho đến chín vàng, giã nát, hòa với một cốc nước sôi, uống ấm từng ngụm nhỏ. Có thể hòa với một ít mật ong hoặc đường cho dễ uống.
♦ Bài 1: 50 - 80g gừng tươi rửa sạch, xắt mỏng, sao nhỏ lửa cho đến chín vàng, giã nát, hòa với một cốc nước sôi, uống ấm từng ngụm nhỏ. Có thể hòa với một ít mật ong hoặc đường cho dễ uống.
♦ Bài 2: Củ sả, lá tía tô, hoắc hương, mỗi thứ 12g, gừng tươi 12g (hoặc gừng khô 8g), sắc với 500ml nước đến khi chỉ còn 300ml. Chia 2 lần uống, uống ấm trước bữa ăn.
Cây hoắc hương
♦ Bài 3: 200g củ riềng, 80g hậu phác, 120g quế, tất cả sấy khô rồi trộn đều lại với nhau. Mỗi lần uống thì sắc 12g hỗn hợp đã trộn với 200ml nước đến khi chỉ còn 50ml. Uống trong ngày.
Hậu phác
♦ Bài 4: 50g hoắc hương, 20g đường đỏ, 15g gừng tươi. Tất cả rửa sạch, thái mỏng, cho vào 300ml nước. Đun sôi 10 phút thì bỏ đường đỏ vào khuấy tan, uống nóng.
Đường đỏ
♦ Bài 5: Tía tô, hành tươi, mỗi thứ 20g, gừng tươi 12g. Tất cả rửa sạch, cắt nhỏ. Cho gạo tẻ vào nấu thành cháo thì múc ra bát, trộn chung với tía tô, hành, gừng rồi nêm gia vị vừa miệng, ăn nóng. Có thể cho 1 lòng đỏ trứng gà để tăng thêm khí lực, dinh dưỡng. Ăn xong đắp chăn cho ra mồ hôi là khỏi. Bài thuốc này còn có thể giải cảm rất tốt.
♦ Bài 6: 100g ngải cứu tươi, 100g thịt thăn lợn. Ngải cứu rửa sạch. Thịt lợn băm nhỏ, xào qua, cho gia vị vừa ăn, cho khoảng 1 bát nước vào đun sôi cùng thịt sau đó, cho rau ngải cứu vào. Canh sôi khoảng 5 phút thì bắc ra ăn ngay hoặc có thể dùng làm canh ăn với cơm.
Lá ngải cứu
Tổng hợp
Tin cùng loại
- Bí quyết uống sữa trong thai kì khỏe mạnh
- Những thực phẩm giàu Vitamin C
- Mẹo chữa hóc xương cá nhanh chóng
- Những điều cần biết khi dị ứng mỹ phẩm
- Để có làn da tươi trẻ vào buổi sáng
- Mẹo quần áo luôn thẳng nếp không cần là
- Mẹo trị mỏi cổ
- Trị quầng thâm mắt đơn giản tại nhà
- Cách trị sẹo rỗ mặt tại nhà phục hồi làn da
- 9 mẹo nhỏ tốt cho sức khỏe