Phương pháp giảm cân hiệu quả và an toàn cho bà bầu
Béo phì có thể dẫn đến tiểu đường thai kỳ, gây nên những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, mẹ bầu cần phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý để có thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh.
Béo phì ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe thai kỳ
Mẹ bầu bị béo phì có nguy cơ sẩy thai cao, tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường và tiền sản giật nhiều gấp đôi các phụ nữ khác. Mẹ bầu béo phì cũng thường được chỉ định mổ đẻ, việc này làm tăng nguy cơ mất máu và nhiễm trùng.
Mức cân nặng chuẩn khi mang thai mẹ bầu nên biết
Mức tăng cân đủ trong suốt thai kỳ được khuyến nghị phù hợp với vóc dáng phụ nữ Việt Nam là từ 10 – 12 kg, trong đó: 3 tháng đầu không tăng cân hoặc tăng 1 kg, 3 tháng giữa tăng 4 – 5 kg, 3 tháng cuối tăng 5 – 6 kg. Trong 6 tháng cuối mỗi tháng tăng ít hơn hoặc bằng 1 kg là tăng cân ít.
Những bí quyết giúp giữ cân nặng đúng chuẩn trong thai kỳ
- Làm phong phú khẩu phần ăn hàng ngày bằng những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất. Hạn chế ăn vặt.
- Tuyệt đối không bỏ bữa sáng.
- Không nên ăn những hải sản có nguy cơ chứa thủy ngân, các nhà khoa học khuyến cáo thai phụ không ăn quá 340 g cá/tuần.
- Từ bỏ uống rượu trong thai kỳ nếu không có thể gây ra những ảnh hưởng về thể chất, gây dị tật và rối loạn cảm xúc của trẻ.
- Tuyệt đối hạn chế các thức uống có cà phê. Uống quá 4 cốc/ngày bạn sẽ bị sảy thai, khó sinh và sinh non.
- Thay thế các đồ uống này bằng những thức uống bổ dưỡng như sữa không kem, nước ép hoa quả, nước chanh…
- Hấp thu vitamin và khoáng chất tổng hợp.
- Không nên ăn kiêng để có đủ dưỡng chất cho thai nhi.
- Mẹ bầu nên có chế độ ăn uống, tập luyện giúp tăng cân đều đặn để thai nhi phát triển khỏe mạnh.
- Nên ăn những bữa ăn nhỏ để cơ thể luôn có đủ dưỡng chất, các loại thực phẩm được tiêu hóa tốt.
- Giữ bản thân luôn thoải mái để có sức khỏe thai kỳ tốt nhất.Bạn nên có một quyển nhật ký cân nặng và dinh dưỡng khi mang thai để theo dõi sức khỏe của mình cũng như sự phát triển của thai nhi để có thể điều chỉnh hợp lý.
Bị béo phì khi mang thai mẹ bầu cần có chế độ ăn như thế nào
- Nên ăn những thức ăn giàu vitamin và khoáng chất như hoa quả, rau củ, ngũ cốc, thịt nạc và những sản phẩm ít chất béo.
- Cung cấp đủ axit folic và sắt cho cơ thể phát triển khỏe mạnh.
- Lượng calo cho một phụ nữ béo phì khi mang thai nạp vào cơ thể không được vượt quá 2000 calo/ngày.
- Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ và không bỏ bữa.
- Không nên ăn các thực phẩm giàu chất béo, những đồ uống hay thức ăn chứa đường và caffeine, không uống rượu, bia, đồ uống có cồn, không hút thuốc…
- Hạn chế tối đa quà vặt chứa nhiều đường, mỡ hư khoai tây chiên, snack… Không ăn thức ăn quá ngọt vì sẽ làm đường huyết tăng cao.
- Có thể sử dụng đường ăn kiêng thay cho đường ăn thông thường (đường ăn kiêng chứa rất ít calo nên không làm tăng lượng đường trong máu).
- Ăn uống khoa học, kiểm soát cân nặng kết hợp với vận động thường xuyên (đi bộ, tập thể dục… ) để đốt cháy lượng calo trong cơ thể. Thường xuyên đến bác sĩ để kiểm tra sức khỏe và được tư vấn về chế độ ăn uống một cách hợp lý nhất.
Thanh Diệp
Nguồn: www.mecuti.com
Tin cùng loại
- PHƯƠNG PHÁP PHẪU THUẬT NỘI SOI GIẢM MỠ ĐÃ MỞ RA MỘT KỶ NGUYÊN MỚI TRONG LĨNH VỰC TẠO DÁNG VÀ LÀM ĐẸP
- Những lưu ý khi muốn giảm cân
- Giảm cân với món ăn từ ức gà
- 6 quy tắc trong ăn uống giúp giảm cân thành công
- Mẹo đánh đuổi những cơn thèm ăn để giảm cân
- Uống nước gì buổi tối để giảm cân nhanh
- 6 thói quen thường ngày là nguyên nhân khiến mỡ bụng dày lên
- 8 loại thực phẩm giúp giảm cân trong mùa hè
- Những thói quen buổi sáng hiệu quả cho việc giảm cân
- Thực phẩm an toàn cho cân nặng với người giảm cân