Dấu hiệu mang thai sớm nhất mà phụ nữ nên biết
Dấu hiệu mang thai sớm nhất ở phụ nữ thường là chậm kinh và căng tức ngực
Mệt mỏi: Sự gia tăng nồng độ hormone khiến hầu hết phụ nữ đều cảm thấy mệt mỏi, và đây là một trong những dấu hiệu có thai rất dễ nhận biết.
Khó thở: Thai nhi dần phát triển sẽ có nhu cầu oxy nhiều hơn, khiến bạn cảm thấy mình dễ rơi vào cảnh khó thở.
Chóng mặt hay ngất xỉu: Nguyên nhân thiếu máu hoặc hạ huyết áp khiến bạn thấy chóng mặt và đây là một trong những dấu hiệu mang thai có thể phát hiện từ tuần thứ 3 của thai kỳ.
Ngực căng tức: Rất nhiều phụ nữ cảm thấy ngực trở nên căng tròn và núm vụ nhạy cảm hơn khi chớm có thai.
Chuột rút hoặc đầy hơi: Dấu hiệu có bầu này có điểm khá tương đồng với ngày gần đến chu kỳ của bạn.
Nhức đầu: Nguyên nhân được cho là sự thay đổi hormone trong cơ thể khiến phụ nữ mang thai thường xuyên đối mặt với chứng đau đầu.
Đau lưng: Nếu bình thường bạn không bị đau lưng thì dấu hiệu này có thể là do dây chằng ở lưng bị nới lỏng, chuẩn bị cho thời kỳ mang thai trong vài tháng tới.
Chảy máu: Một chút máu ở trên quần lót có thể là dấu hiệu cho thấy trứng đã làm tổ trong tử cung. Nhiều phụ nữ nhầm rằng nó là chu kỳ kinh nguyệt, nhưng thực ra đó là dấu hiệu đầu tiên của thai kỳ.
Tâm trạng bất ổn: Cơ thể bạn đang được bơm thêm những hormone mới, điều đó đồng nghĩa với việc bạn có thể hay rơi vào cảnh quan trọng hóa một vấn đề hay dễ dàng bật khóc trước một sự việc.
Nôn ói: Thông thường ốm nghén sẽ đến khoảng 1 tháng sau khi thụ thai, tuy nhiên với một số phụ nữ thì điều này có thể đến sớm hơn.
Đi tiểu nhiều hơn: Nguyên nhân là do sự gia tăng của lượng máu và các chất dịch khác trong cơ thể. Nếu thực sự có thai bạn sẽ còn tiếp tục đối mặt với tình trạng này.
Chậm kinh: Đây là dấu hiệu rõ nhất cho thấy bạn sắp có tin vui.
Thèm ăn: Bạn sẽ có thể cảm thấy thèm ăn những món đồ mà bạn chưa từng thích.
Nhạy cảm với mùi: Đó có thể là do nồng độ estrogen tăng lên trong cơ thể khiến bạn trở nên nhạy cảm với mùi hương.
Nhiệt độ cơ thể tăng: Thường khi có thai, nhiệt độ cơ thể của phụ nữ sẽ cao hơn bình thường.
Tuần đầu tiên hình thành thai nhi
Ngày đầu tiên: Ống dẫn trứng có thể đã lưu trú một phép màu sống trong ngày này, nhưng cơ thể bạn vẫn giữ kín về nó. Dấu hiệu mách bảo như đau ngực, đau thắt bụng dưới, buồn nôn hay các triệu chứng nghén kinh điển khác vẫn chưa xuất hiện.
Ngày thứ 2: Cơ thể bạn đã đủ khôn ngoan để sản sinh ra một protein đặc biệt tên là EPF giúp cơ thể bạn nhận biết bào thai vừa hình thành của bạn không phải là một dị vật cần phải đào thải.
Ngày thứ 3: Nếu bạn phải cần đến sự trợ giúp của thụ tinh trong ống nghiệm để có thể mang thai, đây là ngày tốt nhất để quyết định số trứng đã thụ tinh đưa vào trong tử cung của bạn.
Ngày thứ 4: Nhờ có sự gia tăng nội tiết tố trong cơ thể, những lớp niêm mạc êm ái bắt đầu lót đầy tử cung để chuẩn bị cho em bé làm tổ.
Ngày thứ 5: Trong khoảng 24 giờ, em bé sẽ tiết ra nội tiết tố hCG vào trong máu của mẹ. HCG sẽ báo cho cơ thể bạn ngừng chu kỳ kinh nguyệt và cảnh báo với bạn rằng bạn đã là một thai phụ (xét nghiệm thụ thai cũng được thực hiện dựa trên hCG được tìm thấy trong nước tiểu của thai phụ). Bằng cách này, bé yêu đã chính thức giao tiếp với mẹ.
Ngày thứ 6: Khi em bé làm tổ trên những lớp niêm mạc tử cung, một vài mảnh niêm mạc có thể bị bong. Điều này có thể khiến mẹ bị chảy ra một chút máu và đây chính là dấu hiệu để mẹ tự hỏi liệu có phải mình đang mang thai.
Ngày thứ 7: Dung tích máu của mẹ bắt đầu tăng lên trước cả ngày này nhằm cung cấp máu bổ sung cho em bé, tử cung của mẹ và tiền nhau thai. Bạn có thể sẽ cảm thấy chóng mặt như thể bị hạ huyết áp.
Theo Gia Đình
Tin cùng loại
- 6 bước cải thiện vóc dáng cho phụ nữ
- Những dấu hiệu cần quan tâm ở phụ nữ
- Những điều không nên làm ngày kinh nguyệt
- Chăm sóc sức khỏe con gái tuổi dậy thì
- Những cách trị mụn đơn giản và hiệu quả cho nam giới
- Những bệnh thường gặp ở phụ nữ
- Chăm sóc sức khỏe cho một chu kỳ kinh nguyệt
- 7 nỗi sợ của đàn ông về tình dục
- Những bệnh dễ mắc ở nam thanh thiếu niên
- 7 bí quyết để cuộc yêu viên mãn và thăng hoa