Các nguyên nhân chủ yếu làm trẻ hay bị ốm vặt
Nỗi lo lớn nhất của các bậc làm cha, làm mẹ là khi con còn bé mà sức khỏe không được tốt. Hay ốm vặt khiến con trở nên lười ăn và chậm lớn, để giúp bé khỏe mạnh hơn cha mẹ phải tìm ra nguyên nhân để có cách xử lý bệnh triệt để.
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng bé hay ốm vặt của bé, dưới đây là một số nguyên nhân chính:
Hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển đầy đủ
Hệ miễn dịch được ví như “hàng rào chắn” tự nhiên bảo vệ cho cơ thể trước các tác nhân gây bệnh, đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Ở giai đoạn sơ sinh còn bú mẹ, trẻ nhận được một lượng kháng thể thụ động từ sữa mẹ giúp trẻ ngăn ngừa bệnh tật. Sau khi ngưng bú sữa mẹ và bắt đầu ăn dặm, lượng kháng thể thụ động này sẽ bị suy giảm và mất đi theo thời gian. Lúc này các kháng thể của trẻ rất ít và do hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển đầy đủ nên trẻ rất dễ mắc các bệnh do vi khuẩn, vi rút gây ra. Đặc biệt là trong thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi có nhiều loại virus và nhiều tác nhân gây bệnh bùng phát.
Vệ sinh cá nhân và môi trường sống của trẻ
Do trẻ chưa có ý thức biết giữ gìn vệ sinh cá nhân nên trong việc ăn uống chưa sạch sẽ hay nghịch đồ chơi bẩn khiến tay chân, quần áo trẻ hay bị dính bẩn. Và việc vệ sinh của trẻ như rửa tay chân, đánh răng chưa được sạch nên điều đó cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn thâm nhập vào cơ thể trẻ dễ dàng hơn.
Môi trường sống ô nhiễm cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên việc nhiều gia đình có thói quen đóng kín cửa để hạn chế bụi bẩn, không làm cho nguy cơ trên bị giảm trừ mà còn phản tác dụng. Vì như vậy đã trực tiếp tạo điều kiện cho vi khuẩn nấm mốc dễ dàng phát triển, gây viêm nhiễm đường hô hấp hay các bệnh về tiêu hóa ở trẻ.
Chế độ ăn thiếu vi chất dinh dưỡng
Đây là tình trạng nhiều trẻ mắc phải, nguyên nhân là do trẻ kém ăn, lười ăn, chế độ ăn không đa dạng, thực phẩm không đảm bảo chất lượng hoặc do chế biến… dẫn đến việc thiếu 1 số chất dinh dưỡng để phát triển sức đề kháng. Bên cạnh đó việc bổ sung một số vi chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ như kẽm, sắt, I ốt, Vitamin… chưa được các mẹ chú ý dẫn đến việc trẻ dễ mắc bệnh và hay ốm lặp lại gần như hàng tháng, ảnh hưởng rất nhiều đến trí tuệ và thể chất.
Hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển đầy đủ
Hệ miễn dịch được ví như “hàng rào chắn” tự nhiên bảo vệ cho cơ thể trước các tác nhân gây bệnh, đặc biệt đối với trẻ nhỏ. Ở giai đoạn sơ sinh còn bú mẹ, trẻ nhận được một lượng kháng thể thụ động từ sữa mẹ giúp trẻ ngăn ngừa bệnh tật. Sau khi ngưng bú sữa mẹ và bắt đầu ăn dặm, lượng kháng thể thụ động này sẽ bị suy giảm và mất đi theo thời gian. Lúc này các kháng thể của trẻ rất ít và do hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển đầy đủ nên trẻ rất dễ mắc các bệnh do vi khuẩn, vi rút gây ra. Đặc biệt là trong thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi có nhiều loại virus và nhiều tác nhân gây bệnh bùng phát.
Vệ sinh cá nhân và môi trường sống của trẻ
Do trẻ chưa có ý thức biết giữ gìn vệ sinh cá nhân nên trong việc ăn uống chưa sạch sẽ hay nghịch đồ chơi bẩn khiến tay chân, quần áo trẻ hay bị dính bẩn. Và việc vệ sinh của trẻ như rửa tay chân, đánh răng chưa được sạch nên điều đó cũng tạo điều kiện cho vi khuẩn thâm nhập vào cơ thể trẻ dễ dàng hơn.
Môi trường sống ô nhiễm cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên việc nhiều gia đình có thói quen đóng kín cửa để hạn chế bụi bẩn, không làm cho nguy cơ trên bị giảm trừ mà còn phản tác dụng. Vì như vậy đã trực tiếp tạo điều kiện cho vi khuẩn nấm mốc dễ dàng phát triển, gây viêm nhiễm đường hô hấp hay các bệnh về tiêu hóa ở trẻ.
Chế độ ăn thiếu vi chất dinh dưỡng
Đây là tình trạng nhiều trẻ mắc phải, nguyên nhân là do trẻ kém ăn, lười ăn, chế độ ăn không đa dạng, thực phẩm không đảm bảo chất lượng hoặc do chế biến… dẫn đến việc thiếu 1 số chất dinh dưỡng để phát triển sức đề kháng. Bên cạnh đó việc bổ sung một số vi chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ như kẽm, sắt, I ốt, Vitamin… chưa được các mẹ chú ý dẫn đến việc trẻ dễ mắc bệnh và hay ốm lặp lại gần như hàng tháng, ảnh hưởng rất nhiều đến trí tuệ và thể chất.
Tin cùng loại
- Những bộ phận càng “xấu xí” trẻ càng khỏe mạnh
- Những căn bệnh thường gặp ở trẻ em
- Những cách giúp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ
- Dạy bé những cung bậc cảm xúc
- Có nên cho trẻ sơ sinh nghe nhạc khi ngủ
- Hiểu biết về bệnh đẹn ở trẻ sơ sinh
- Bại não ở trẻ em và những điều cần biết
- Trẻ bị sặc sữa có nguy hiểm không
- Lên thực đơn đầy đủ cho trẻ lười ăn suy dinh dưỡng
- Thói quen xấu làm giảm thông minh của trẻ nhỏ