Bài tập thể dục hữu ích với bé nửa năm tuổi
Mỗi độ tuổi, bé sẽ phù hợp với những động tác vận động khác nhau. Mẹ hãy tùy vào độ tuổi của bé để áp dụng bài tập phù hợp với con mình nhé!
Mặc dù bé sơ sinh chưa thể kiểm soát được các cơ trên cơ thể, nhưng bé có thể cảm thấy sảng khoái hơn khi được vận động, vươn tay, đập chân và xê dịch vị trí nằm ngồi. Đó là lý do các mẹ nên cho trẻ tập các bài tập thể dục dành riêng trẻ sơ sinh từ 1 đến 6 tháng tuổi để giúp bé có sự vận động cơ thể, hỗ trợ lưu thông máu và thoải mái tinh thần.
1. Bài tập dành cho trẻ từ 1 – 4 tháng tuổi
Kéo tay
Bước 1: Đặt bé nằm bằng lưn0g, nắm lấy 2 bàn tay và các ngón tay của trẻ.
Bước 2: Nhẹ nhàng kéo 1 cánh tay của trẻ hướng về phía mẹ rồi quay trở lại vị trí ban đầu.
Bước 1: Đặt bé nằm bằng lưn0g, nắm lấy 2 bàn tay và các ngón tay của trẻ.
Bước 2: Nhẹ nhàng kéo 1 cánh tay của trẻ hướng về phía mẹ rồi quay trở lại vị trí ban đầu.
Thực hiện các động tác trên 5 lần cho cả 2 tay.
Gập tay trước ngực
Bước 1: Đặt trẻ nằm bằng lưng và giữ tay trẻ như động tác ở bài tập trên. Kéo tay lên trên.
Bước 2: Kéo 2 cánh tay của trẻ dang rộng ra 2 bên, rồi kéo về để ngang ngực.
Lặp lại các động tác trên 5 lần cho cả 2 tay. Chú ý làm nhẹ nhàng và chậm rãi. Mẹ có thể thay đổi động tác thứ 2 bằng cách giơ tay trẻ cao lên rồi hạ xuống 2 bên hông.
2. Bài tập dành cho trẻ từ 3 – 4 tháng tuổi
Đạp xe
Bước 1: Đặt trẻ nằm bằng lưng, giữ phần cẳng chân của trẻ.
Bước 2: Nhẹ nhàng đẩy 2 chân trẻ hướng về phía ngực rồi dang rộng chân trẻ ra như động tác đạp xe.
Bước 1: Đặt trẻ nằm bằng lưng, giữ phần cẳng chân của trẻ.
Bước 2: Nhẹ nhàng đẩy 2 chân trẻ hướng về phía ngực rồi dang rộng chân trẻ ra như động tác đạp xe.
Làm ít nhất 3 lần cho mỗi chân, nghỉ một lát rồi tiếp tục làm với chân kia.
3. Bài tập dành cho trẻ từ 5 – 6 tháng tuổi
Kéo xà
Bước 1: Cho trẻ ngồi thẳng lưng, nắm lấy 2 tay trẻ rồi kéo trẻ theo hướng lên trên ở vị trí ngồi.
Bước 2: Làm nhẹ nhàng và chậm rãi rồi kéo trẻ về vị trí ban đầu.
Bước 1: Cho trẻ ngồi thẳng lưng, nắm lấy 2 tay trẻ rồi kéo trẻ theo hướng lên trên ở vị trí ngồi.
Bước 2: Làm nhẹ nhàng và chậm rãi rồi kéo trẻ về vị trí ban đầu.
Lặp lại 4 lần.
Nằm úp chống khuỷu tay và cánh tay dưới
Bước 1: Đặt trẻ nằm úp, để phần khuỷu tay và cánh tay dưới thẳng dưới hai vai, bàn tay úp chống trên đệm hoặc sàn nhà.
Bước 1: Đặt trẻ nằm úp, để phần khuỷu tay và cánh tay dưới thẳng dưới hai vai, bàn tay úp chống trên đệm hoặc sàn nhà.
Bước 2: Nắm, đồng thời nâng hông và thân trẻ lên, tạo một góc 45 độ so với đệm hoặc sàn nhà. Để trẻ chống khuỷu tay và cánh tay dưới mặt đệm hoặc sàn nhà một cách chắc chắn. Tiếp đó, kéo 2 chân trẻ cao hơn một chút nữa. Chú ý không để mũi trẻ tỳ sát xuống mặt sàn nhà hay mặt đệm.
Các mẹ nên cho trẻ tập các bài tập trên từ 1 đến 3 lần một ngày vào buổi sáng, chiều và tối trước khi đi ngủ. Chú ý không cho trẻ tập khi bé vừa ăn xong, đang quấy khóc hay tinh thần không tốt.
Nguồn HSW
Tin cùng loại
- Những bộ phận càng “xấu xí” trẻ càng khỏe mạnh
- Những căn bệnh thường gặp ở trẻ em
- Những cách giúp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ
- Dạy bé những cung bậc cảm xúc
- Có nên cho trẻ sơ sinh nghe nhạc khi ngủ
- Hiểu biết về bệnh đẹn ở trẻ sơ sinh
- Bại não ở trẻ em và những điều cần biết
- Trẻ bị sặc sữa có nguy hiểm không
- Lên thực đơn đầy đủ cho trẻ lười ăn suy dinh dưỡng
- Thói quen xấu làm giảm thông minh của trẻ nhỏ