Điều trị bong gân cho trẻ

Bong gân rất thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là trẻ em. Dưới đây là những mẹo trị bong gân mà bạn có thể áp dụng cho trẻ bị bong gân.

Bong gân là những tổn thương làm căng dãn, đứt một phần hoặc hoàn toàn dây chằng - là cấu trúc kết nối xương với xương, có vai trò làm vững khớp - dẫn đến tình trạng mất vững khớp nhưng chưa gây trật khớp. Bong gân có 3 mức độ khác nhau: mức độ 1 dây chằng chỉ bị căng giãn nhẹ mà không đứt; mức độ 2 dây chằng bị đứt một phần và mức độ 3 dây chằng bị đứt hoàn toàn.

Triệu chứng bong gân ở trẻ em

Đau tại chỗ; sưng nề tại vùng chi thể bị tổn thương; khó khăn khi vận động hoặc sử dụng phần chi thể bị tổn thương; Nóng đỏ, tụ máu dưới da vùng chi thể bị tổn thương. Các triệu chứng này không điển hình và rất dễ nhầm lẫn với các bệnh khác, đặc biệt là gãy bong sụn tiếp và gãy xương. Vì vậy bố mẹ nên đưa con mình đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và tư vấn đầy đủ khi trẻ bị bong gân.

 

Điều trị

Điều trị ban đầu cho các trường hợp bong gân cần được tiến hành theo trình tự: để phần bị bong gân được nghỉ ngơi - chườm lạnh - băng ép.

Các điều trị khác có thể bao gồm:

Thuốc: thuốc giảm đau chống viêm có thể dùng cho trẻ nhỏ như paracetamol, ibuprofen, aspirin…

Hạn chế vận động: tùy vào vùng chi thể bị tổn thương và mức độ tổn thương trẻ bị bong gân nên hạn chế các vận động thể lực thời gian ngắn dài khác nhau.

Bất động bằng bó bột hoặc nẹp trợ đỡ: đối với những trường hợp bong gân nặng hoặc những trường hợp bong gân nhẹ nhằm giúp bất động tạm thời vùng bị tổn thương ở tư thế nghỉ ngơi.

Di chuyển bằng nạng hoặc xe lăn: được chỉ định cho những trường hợp bong gân nặng.

Tập phục hồi chức năng nhằm lấy lại biên độ vận động của khớp, tăng sức mạnh của gân cơ, dây chằng và bao khớp. 
Phẫu thuật cho những trường hợp đứt hoàn toàn dây chằng gây lỏng khớp, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của trẻ hoặc ở những trẻ có nhu cầu vận động thể lực cao.
 
 
 
 
 

Tin cùng loại

Bình luận