Một số cách bảo vệ sức khỏe sinh sản tốt nhất
Nhiễm bệnh phụ khoa, vô sinh là một trong những nỗi lo chung của hầu hết phụ nữ, không phân biệt địa vị, thu nhập hay nơi cư trú. Chính những hiểu biết và cách thức chăm sóc bản thân mới là yếu tố có tác động lớn tới sức khỏe phụ khoa và sinh sản của người phụ nữ.
Các chị em phụ nữ cần đến cơ sở y tế kiểm tra sức khỏe và các vấn đề liên quan đến
sức khỏe sinh sản định kì mỗi năm một lần
Để bảo vệ sức khỏe sinh sản tốt nhất, cần tìm hiểu một số kiến thức liên quan như sau:
- Ăn uống đủ chất để tăng cường sức khỏe, vệ sinh "vùng kín" mỗi ngày, đặc biệt là trong chu kì kinh nguyệt và sau mỗi lần đi vệ sinh. Khi vệ sinh "vùng kín", tránh thụt rửa hoặc làm từ sau ra trước... Nếu dùng dung dịch vệ sinh để rửa thì nên dùng loại dịu nhẹ để không làm ảnh hưởng đến độ pH của "vùng kín". Ngoài ra, chị em cần mặc quần áo thoáng khí, tránh "ngồi lì" ở văn phòng mà nên vận động để hoạt động lưu thông trong cơ thể diễn ra tốt hơn.
- Tìm hiểu thông tin để biết rõ khi nào dấu hiệu ngứa là bình thường và khi nào nó là triệu chứng của viêm nhiễm: Những dấu hiệu ngứa thông thường (do mặc quần chật, ăn uống, mồ hôi ra nhiều, dị ứng xà phòng, kinh nguyệt...) có thể tự xử lý tại nhà. Trong trường hợp, những dấu hiệu ngứa này đi kèm với sưng rát hay tấy đỏ nơi vùng kín thì đây là những triệu chứng của viêm nhiễm và bạn cần đi khám sớm.
- Đừng ngại ngần đi khám bác sĩ: Khám phụ khoa có tác dụng giúp chị em sớm phát hiện các trục trặc ở cơ quan sinh dục, từ đó nhanh chóng chữa trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Khám phụ khoa cần được thực hiện đều đặn theo định kì và tuân theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ thì mới hiệu quả.
- Tự bảo vệ mình trong quan hệ tình dục: Một trong những thói quen khiến tỷ lệ vô sinh nữ tăng cao hiện nay chính là thái độ ứng xử của mỗi người đối với quan hệ tình dục và cụ thể là thói quen quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp tránh thai an toàn. Quan hệ tình dục không an toàn không những dẫn đến nguy cơ mang thai ngoài ý muốn mà còn dễ dàng lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai, HPV, nấm… khiến "vùng kín" bị viêm nhiễm và hậu quả là vô sinh.
- Nếu không may mắc bệnh, người bệnh phải chú ý việc vệ sinh cá nhân, đi tái khám theo định kì để tránh bệnh trở thành viêm mãn tính, Trong quá trình điều trị theo đơn thuốc của bác sĩ, có thể kết hợp sử dụng các sản phẩm hỗ trợ cân bằng PH âm đạo, tăng sức đề kháng cho “vùng kín” nhằm giúp điều trị khỏi hẳn và tránh tái nhiễm bệnh.
Tin cùng loại
- 6 bước cải thiện vóc dáng cho phụ nữ
- Những dấu hiệu cần quan tâm ở phụ nữ
- Những điều không nên làm ngày kinh nguyệt
- Chăm sóc sức khỏe con gái tuổi dậy thì
- Những cách trị mụn đơn giản và hiệu quả cho nam giới
- Những bệnh thường gặp ở phụ nữ
- Chăm sóc sức khỏe cho một chu kỳ kinh nguyệt
- 7 nỗi sợ của đàn ông về tình dục
- Những bệnh dễ mắc ở nam thanh thiếu niên
- 7 bí quyết để cuộc yêu viên mãn và thăng hoa