7 loại bệnh luôn đe dọa trẻ có đề kháng kém
Bất kể mùa nào trong năm, nếu sức đề kháng kém, vệ sinh không được chú trọng lại kèm thêm dịch bệnh, trẻ nhỏ sẽ có nguy cơ mắc các bệnh sau:
Bệnh hô hấp: Đứng đầu là bệnh viêm phổi. Tại Việt Nam, hàng năm có khoảng 2,9 triệu lượt trẻ mắc bệnh này và con số tử vong lên đến khoảng 4.000 em.
Trong suốt tháng 4, tháng 5 vừa qua, khoa Hô hấp BV Nhi đồng 1 và Nhi đồng 2 mỗi ngày có hơn 50 ca mới nhập viện điều trị. Công suất giường bệnh chỉ đáp ứng 100 ca nội trú, nhưng có ngày lên đến 300 ca.
Bệnh tiêu chảy: Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em tại các nước đang phát triển. Theo số liệu của tổ chức quốc tế WHO, ước tính hàng năm có 760.000 trẻ dưới 5 tuổi tử vong vì tiêu chảy và 1.7 tỷ trẻ mắc bệnh này.
Bệnh sởi: Cũng theo WHO, trên thế giới, mỗi ngày có 400 trẻ tử vong, mỗi giờ có 16 trẻ tử vong vì bệnh sởi. Dịch sởi 2014 tại Việt Nam vẫn là nỗi ám ảnh của nhiều phụ huynh với hơn 114 trẻ tử vong và 8.500 ca mắc bệnh.
Bệnh tay chân miệng - viêm màng não: Bệnh tay chân miệng (TCM) do virus enterovirus 71 gây ra. Virus này cũng đồng thời gây ra viêm màng não, viêm não, cùng các biến chứng nghiêm trọng lên hệ thần kinh, tim mạch và các vấn đề hô hấp.
3 trong 5 tháng đầu năm 2015, số bệnh nhân mắc tay chân miệng tại Hà Nội là 549 trường hợp, tăng 91% so với cùng kỳ năm 2014. Tại khoa Nhiễm - Thần kinh, BV Nhi đồng 1 TPHCM, số trẻ mắc TCM bị biến chứng nặng lúc nào cũng có từ 5 - 10 trường hợp.
Nhiễm siêu vi: Mùa nắng nóng cũng là thời điểm khiến trẻ dễ nhiễm siêu vi gây ra sốt, phát ban, quấy khóc, nôn ói, ăn uống khó khăn… Trẻ sốt cao không hạ sốt kịp thời có thể bị co giật, tình trạng co giật kéo dài có thể dẫn đến thiếu oxy não, dễ gây tổn thương não và thiểu năng trí tuệ ở trẻ.
Sốt xuất huyết: Hiện nay, sốt xuất huyết vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa và thuốc điều trị đặc hiệu. Vì thế khi dịch bệnh bùng phát, việc kiểm soát sẽ trở nên vô cùng khó khăn. Số bệnh nhi bị sốt xuất huyết tăng cao tại BV Nhi Đồng 1, 2 và BV Nhiệt Đới cho thấy năm nay, bệnh này có diễn biến khó lường. Ngay trong mùa khô sốt xuất huyết đã duy trì ở mức cao. Khi bước vào mùa mưa, nguy cơ bùng phát dịch rất lớn.
Không chỉ nguy hiểm, tất cả các bệnh trên đều dễ lây lan, dễ bùng phát, nhất là khi sức đề kháng của bé yếu. Đặc biệt, khi bước vào mùa mưa, cha mẹ cần đề phòng cao độ với bệnh hô hấp, bệnh tay chân miêng và sốt xuất huyết.
Phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh cần được áp dụng triệt để với các hành động cụ thể:
- Đảm bảo vệ sinh thân thể: Trẻ cần được vệ sinh răng miệng tối thiểu 2 lần/ngày, tắm rửa mỗi ngày, rửa tay sau khi chơi, sau khi đi vệ sinh; xây dựng thói quen không sờ tay lên mặt, miệng.
- Vệ sinh môi trường sống: Cần đảm bảo nhà cửa thoáng mát, có sự lưu thông không khí trong nhà; thường xuyên vệ sinh nhà cửa bằng các loại nước tẩy rửa chuyên dụng; vệ sinh đồ chơi của trẻ hàng tuần.
- Tăng sức đề kháng cho trẻ: Cần cho trẻ ăn uống đa dạng, đủ chất, tăng cường các thực phẩm giàu vitamin C.
BS Nguyễn Thị Thu Hậu - Trưởng khoa Dinh dưỡng - BV Nhi Đồng 2 khuyên: “Trong giai đoạn cơ thể phát triển nhanh, trẻ rất dễ bị thiếu vitamin C. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh vitamin C giúp tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ, giúp hỗ trợ phòng ngừa các bệnh thường gặp do vi khuẩn, virut gây ra: cảm cúm, sốt virut, tay - chân - miệng, viêm đường hô hấp… Cha mẹ có thể giúp trẻ tăng sức đề kháng bằng cách cho trẻ uống vitamin C dạng syrup vị cam mỗi ngày, hàm lượng từ 70-100mg”.
Trong suốt tháng 4, tháng 5 vừa qua, khoa Hô hấp BV Nhi đồng 1 và Nhi đồng 2 mỗi ngày có hơn 50 ca mới nhập viện điều trị. Công suất giường bệnh chỉ đáp ứng 100 ca nội trú, nhưng có ngày lên đến 300 ca.
Bệnh tiêu chảy: Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu cho trẻ em tại các nước đang phát triển. Theo số liệu của tổ chức quốc tế WHO, ước tính hàng năm có 760.000 trẻ dưới 5 tuổi tử vong vì tiêu chảy và 1.7 tỷ trẻ mắc bệnh này.
Bệnh sởi: Cũng theo WHO, trên thế giới, mỗi ngày có 400 trẻ tử vong, mỗi giờ có 16 trẻ tử vong vì bệnh sởi. Dịch sởi 2014 tại Việt Nam vẫn là nỗi ám ảnh của nhiều phụ huynh với hơn 114 trẻ tử vong và 8.500 ca mắc bệnh.
Bệnh tay chân miệng - viêm màng não: Bệnh tay chân miệng (TCM) do virus enterovirus 71 gây ra. Virus này cũng đồng thời gây ra viêm màng não, viêm não, cùng các biến chứng nghiêm trọng lên hệ thần kinh, tim mạch và các vấn đề hô hấp.
3 trong 5 tháng đầu năm 2015, số bệnh nhân mắc tay chân miệng tại Hà Nội là 549 trường hợp, tăng 91% so với cùng kỳ năm 2014. Tại khoa Nhiễm - Thần kinh, BV Nhi đồng 1 TPHCM, số trẻ mắc TCM bị biến chứng nặng lúc nào cũng có từ 5 - 10 trường hợp.
Nhiễm siêu vi: Mùa nắng nóng cũng là thời điểm khiến trẻ dễ nhiễm siêu vi gây ra sốt, phát ban, quấy khóc, nôn ói, ăn uống khó khăn… Trẻ sốt cao không hạ sốt kịp thời có thể bị co giật, tình trạng co giật kéo dài có thể dẫn đến thiếu oxy não, dễ gây tổn thương não và thiểu năng trí tuệ ở trẻ.
Sốt xuất huyết: Hiện nay, sốt xuất huyết vẫn chưa có vắc xin phòng ngừa và thuốc điều trị đặc hiệu. Vì thế khi dịch bệnh bùng phát, việc kiểm soát sẽ trở nên vô cùng khó khăn. Số bệnh nhi bị sốt xuất huyết tăng cao tại BV Nhi Đồng 1, 2 và BV Nhiệt Đới cho thấy năm nay, bệnh này có diễn biến khó lường. Ngay trong mùa khô sốt xuất huyết đã duy trì ở mức cao. Khi bước vào mùa mưa, nguy cơ bùng phát dịch rất lớn.
Không chỉ nguy hiểm, tất cả các bệnh trên đều dễ lây lan, dễ bùng phát, nhất là khi sức đề kháng của bé yếu. Đặc biệt, khi bước vào mùa mưa, cha mẹ cần đề phòng cao độ với bệnh hô hấp, bệnh tay chân miêng và sốt xuất huyết.
Phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh cần được áp dụng triệt để với các hành động cụ thể:
- Đảm bảo vệ sinh thân thể: Trẻ cần được vệ sinh răng miệng tối thiểu 2 lần/ngày, tắm rửa mỗi ngày, rửa tay sau khi chơi, sau khi đi vệ sinh; xây dựng thói quen không sờ tay lên mặt, miệng.
- Vệ sinh môi trường sống: Cần đảm bảo nhà cửa thoáng mát, có sự lưu thông không khí trong nhà; thường xuyên vệ sinh nhà cửa bằng các loại nước tẩy rửa chuyên dụng; vệ sinh đồ chơi của trẻ hàng tuần.
- Tăng sức đề kháng cho trẻ: Cần cho trẻ ăn uống đa dạng, đủ chất, tăng cường các thực phẩm giàu vitamin C.
BS Nguyễn Thị Thu Hậu - Trưởng khoa Dinh dưỡng - BV Nhi Đồng 2 khuyên: “Trong giai đoạn cơ thể phát triển nhanh, trẻ rất dễ bị thiếu vitamin C. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh vitamin C giúp tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ, giúp hỗ trợ phòng ngừa các bệnh thường gặp do vi khuẩn, virut gây ra: cảm cúm, sốt virut, tay - chân - miệng, viêm đường hô hấp… Cha mẹ có thể giúp trẻ tăng sức đề kháng bằng cách cho trẻ uống vitamin C dạng syrup vị cam mỗi ngày, hàm lượng từ 70-100mg”.
Tin cùng loại
- Những bộ phận càng “xấu xí” trẻ càng khỏe mạnh
- Những căn bệnh thường gặp ở trẻ em
- Những cách giúp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ
- Dạy bé những cung bậc cảm xúc
- Có nên cho trẻ sơ sinh nghe nhạc khi ngủ
- Hiểu biết về bệnh đẹn ở trẻ sơ sinh
- Bại não ở trẻ em và những điều cần biết
- Trẻ bị sặc sữa có nguy hiểm không
- Lên thực đơn đầy đủ cho trẻ lười ăn suy dinh dưỡng
- Thói quen xấu làm giảm thông minh của trẻ nhỏ