Theo dõi và chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại nhà
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng gây tử vong cao. Mọi người đều có thể bị mắc sốt xuất huyết. Ở trẻ em cần phải chú ý chăm sóc trẻ đúng cách để hạn chế các biến chứng nặng và nguy hiểm đến tính mạng.
Chăm sóc trẻ sốt xuất huyết tại nhà cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
1. Hạ sốt cho trẻ
- Hạ sốt đúng cách cho trẻ: cho trẻ uống thuốc hạ sốt Paracetamol loại đơn chất với liều 10 – 15mg/kg cân nặng, 4 – 6 giờ một lần.
- Lau mát cho trẻ bằng nước ấm để tránh biến chứng sốt cao gây co giật cho trẻ.
- Lau mát cho trẻ bằng nước ấm để tránh biến chứng sốt cao gây co giật cho trẻ.
2. Đảm bảo việc bù nước và chế độ dinh dưỡng cho trẻ
- Cho trẻ uống nhiều nước: bằng nhiều loại nước uống khác nhau như nước lọc, nước sôi nguội, nước cam, nước chanh, nước dừa tươi, nước canh, nước cháo… và khuyến cáo trẻ nên uống nước oresol (nước biển khô).
Khi trẻ bị sốt xuất huyết nên uống nước biển khô để bổ sung nước cho cơ thể.
- Cho trẻ ăn thức ăn lỏng, giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa như cháo, súp, sữa… kết hợp chế độ nghỉ ngơi hợp lý giúp trẻ mau lành bệnh.
3. Tái khám mỗi ngày theo hẹn của bác sĩ
Phát hiện sớm dấu hiệu bệnh trở nặng để cho trẻ nhập viện cấp cứu kịp thời: phải theo dõi sát vì thời điểm nguy hiểm nhất của bệnh SXH là khi trẻ hết sốt (thường từ ngày thứ 3 đến hết ngày thứ 6) trẻ có thể trở nặng và sốc dẫn đến tử vong nhanh chóng nếu không được phát hiện kịp thời. Các dấu hiệu trở nặng của bệnh SXH cần chú ý:
- Trẻ ói mửa nhiều; đau bụng.
- Trẻ ói mửa nhiều; đau bụng.
Khi trẻ có triệu chứng ói mửa, đau bụng, vã mồ hôi…thì bệnh trở nặng cần nhập viện kịp thời.
- Bứt rứt; quấy khóc; lừ đừ; li bì; tay chân lạnh, tím, vã mồ hôi.
- Chảy máu mũi, chảy máu chân răng, ói máu, đi tiêu phân đen.
- Chảy máu mũi, chảy máu chân răng, ói máu, đi tiêu phân đen.
4. Tuyệt đối tránh những tác động không tốt sau đây
- Không nên cạo gió, cắt lể vì sẽ làm đau và có thể gây chảy máu, nhiễm trùng cho trẻ.
- Không nên cho trẻ uống thuốc aspirine hoặc ibuprofen vì có thể gây nhiều tai biến nguy hiểm cho trẻ.
- Không cho trẻ uống những loại nước có màu đen hoặc đỏ như Coca, Pepsi… vì có thể gây nhầm lẫn với tình trạng xuất huyết tiêu hóa ở trẻ.
- Không cho trẻ SXH truyền dịch tại các phòng khám tư hoặc cơ sở y tế không đủ điều kiện, vì đã có nhiều trường hợp truyền dịch không đúng làm bệnh trở nặng và kéo dài, dễ gây phù nề, suy tim nặng… khi chuyển đến bệnh viện thì đã quá trễ không thể cứu sống trẻ.
- Không nên cho trẻ uống thuốc aspirine hoặc ibuprofen vì có thể gây nhiều tai biến nguy hiểm cho trẻ.
- Không cho trẻ uống những loại nước có màu đen hoặc đỏ như Coca, Pepsi… vì có thể gây nhầm lẫn với tình trạng xuất huyết tiêu hóa ở trẻ.
- Không cho trẻ SXH truyền dịch tại các phòng khám tư hoặc cơ sở y tế không đủ điều kiện, vì đã có nhiều trường hợp truyền dịch không đúng làm bệnh trở nặng và kéo dài, dễ gây phù nề, suy tim nặng… khi chuyển đến bệnh viện thì đã quá trễ không thể cứu sống trẻ.
Tin cùng loại
- Những bộ phận càng “xấu xí” trẻ càng khỏe mạnh
- Những căn bệnh thường gặp ở trẻ em
- Những cách giúp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ
- Dạy bé những cung bậc cảm xúc
- Có nên cho trẻ sơ sinh nghe nhạc khi ngủ
- Hiểu biết về bệnh đẹn ở trẻ sơ sinh
- Bại não ở trẻ em và những điều cần biết
- Trẻ bị sặc sữa có nguy hiểm không
- Lên thực đơn đầy đủ cho trẻ lười ăn suy dinh dưỡng
- Thói quen xấu làm giảm thông minh của trẻ nhỏ