Những bệnh hay gặp vào mùa mưa
Mùa mưa là thời điểm bệnh nhiễm khuẩn “vào mùa”. Trẻ em là đối tượng dễ nhiễm bệnh nhất. Đáng lo hơn, đây lại trùng với thời điểm tựu trường.
Các bệnh thường gặp như:
Viêm phế quản, cảm mạo, viêm amiđan, sốt xuất huyết... là những bệnh thường gặp ở trẻ khi thời tiết chuyển sang mùa mưa lạnh ẩm thấp. Cần giữ ấm và vệ sinh răng miệng cẩn thận cho các em để tránh nhiễm trùng.
Viêm phế quản, cảm mạo, viêm amiđan, sốt xuất huyết... là những bệnh thường gặp ở trẻ khi thời tiết chuyển sang mùa mưa lạnh ẩm thấp. Cần giữ ấm và vệ sinh răng miệng cẩn thận cho các em để tránh nhiễm trùng.
1. Cảm mạo
Thường biểu hiện dưới dạng dị ứng mũi. Người bệnh hắt xì thành cơn dài liên tục, kèm theo chảy nhiều nước mũi trong và lỏng, không sốt. Có thể dùng một số thuốc chống dị ứng thông thường như Phenergan, Chlopheniramin, Theralen... trong vài ngày là hết.
2. Viêm mũi
Bệnh xuất hiện sau khi bị nhiễm lạnh, có triệu chứng ngứa lỗ mũi (trẻ hay dụi tay lên mũi) và chảy nước mũi nhiều, có thể sốt hoặc không. Ở trẻ còn bú, khi bị viêm mũi thường gây khó chịu, ngủ không yên giấc, nghẹt mũi gây thở khò khè, thường phải thở bằng miệng và phải ngưng lại nhiều lần để thở khi bú.
Hiện tượng viêm mũi tái đi tái lại nhiều lần có thể là dấu hiệu của bệnh V.A, Amiđan.
3. V.A - sùi vòm
Bệnh phổ biến ở trẻ em 3-7 tuổi. V.A là nơi sản xuất ra kháng thể chống lại vi trùng xâm nhập vào cơ thể, đồng thời cũng là nơi tập trung vi trùng nếu không còn khả năng tiêu diệt. Trẻ viêm V.A thường gầy yếu, kém nhanh nhẹn, chảy nước mũi thường xuyên, ban đầu là nước mũi trong sau đục mủ vàng hoặc xanh, bị nóng sốt vặt kèm ho nhiều, trong tai có thể chảy mủ, ngáy to khi ngủ do mũi bị nghẹt và phải thở bằng miệng. Ngoài ra, viêm V.A khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng.
4. Viêm amiđan
Amiđan cũng có công dụng như V.A. Trẻ bị viêm amiđan cấp sẽ sốt cao từ 39-40 độ C, đau họng, khó nuốt, chảy nước miếng nhiều, mệt mỏi, biếng ăn, biếng chơi. Viêm Amiđan rất dễ gây biến chứng nếu không được điều trị đúng.
5. Viêm họng cấp
Là bệnh thường xảy ra vào mùa đông, gặp cả ở người lớn và trẻ em. Triệu chứng đầu tiên là đau họng khi nuốt, kèm theo sốt, khàn tiếng. Nguyên nhân gây bệnh là loại vi khuẩn liên cầu tan máu beta nhóm A. Bệnh có thể gây đau khớp, biến chứng dẫn đến bệnh thấp tim ở trẻ em.
6. Viêm xoang
Thường xảy ra sau những bệnh về mũi như sổ mũi mùa, nghẹt mũi, viêm mũi. Nhức đầu là biểu hiện nổi bật trong viêm xoang. Ngoài ra người bệnh còn bị nghẹt mũi, nước mũi đặc, cần được chụp phim để xác định tình trạng xoang bị viêm.
7. Viêm phế quản
Có thể xảy ra ở bất cứ lứa tuổi nào, thường sau khi thay đổi thời tiết, hoặc bị viêm họng, viêm mũi...
Nhiều trường hợp trẻ chỉ sổ mũi trong, ho nhẹ vài cái, vẫn chơi, ăn uống bình thường. Nếu tình trạng này kéo dài, không điều t
8. Bệnh suyễn (hen phế quản)
Thường gặp ở trẻ có cơ địa dị ứng như có bệnh chàm, nổi mề đay, ngứa... Khó thở là biểu hiện điển hình, khó thở khi thở kéo dài làm phập phồng cánh mũi, gây co kéo hõm ức, tiếng thở khò khè, môi tím, vẻ mặt sợ hãi. Nhiều trường hợp khó thở cấp tính cần xử trí cấp cứu kịp thời.
9. Sốt xuất huyết
Bệnh do muỗi truyền, có thể xuất hiện quanh năm, nhưng phát triển mạnh vào mùa mưa, không khí ẩm thấp. Bệnh hay gặp ở trẻ em, đặc biệt là dưới 10 tuổi. Biểu hiện của bệnh là sốt cao đột ngột và liên tục (39-40 độ C) trong vòng 2-4 ngày, có thể xuất hiện dấu xuất huyết dưới da mọc thành từng đám rải rác, có thể xuất huyết ở niêm mạc miệng, đi tiêu phân máu...
Chú ý:
- Trẻ đang sốt cao liên tục, đột nhiên nhiệt độ hạ thấp, lờ đờ, chân tay lạnh là biểu hiện của sốc cần được xử trí cấp cứu kịp thời.
- Nếu nghi ngờ trẻ bị sốt xuất huyết, tuyệt đối không cho trẻ dùng thuốc hạ sốt loại Aspirin vì dễ làm tăng nguy cơ chảy máu, nên cho uống thuốc giảm sốt loại Paracetamol.
- Nếu nghi ngờ trẻ bị sốt xuất huyết, tuyệt đối không cho trẻ dùng thuốc hạ sốt loại Aspirin vì dễ làm tăng nguy cơ chảy máu, nên cho uống thuốc giảm sốt loại Paracetamol.
Biện pháp phòng bệnh mùa đông:
- Cần chăm sóc trẻ chu đáo, tránh nhiễm lạnh do mưa, giữ ấm, tránh gió lạnh về chiều. Không nên nằm ngủ trong phòng máy lạnh kéo dài hay để quạt suốt đêm.
- Cần vệ sinh ăn uống, vệ sinh răng miệng thường xuyên cho trẻ để tránh nhiễm trùng.
- Cần vệ sinh ăn uống, vệ sinh răng miệng thường xuyên cho trẻ để tránh nhiễm trùng.
- Rửa tay sạch sẽ, không cho trẻ mút tay, ngoáy mũi.
- Bố trí phòng ở thoáng mát, sạch sẽ, tiêu diệt muỗi, thông thoát nước tốt, tránh để nước đọng vũng tạo môi trường ẩm thấp.
- Cần chủng ngừa cho trẻ đầy đủ theo chương trình quy định.
- Theo dõi và đi khám bệnh sớm, tránh để bệnh tiến triển gây biến chứng nguy hiểm.
- Bố trí phòng ở thoáng mát, sạch sẽ, tiêu diệt muỗi, thông thoát nước tốt, tránh để nước đọng vũng tạo môi trường ẩm thấp.
- Cần chủng ngừa cho trẻ đầy đủ theo chương trình quy định.
- Theo dõi và đi khám bệnh sớm, tránh để bệnh tiến triển gây biến chứng nguy hiểm.
Tin cùng loại
- Một số loại thực phẩm chống say nắng cho ngày hè oi bức
- Phòng bệnh thủy đậu ở trẻ vào mùa hè
- Những điều cần biết về chứng trầm cảm theo mùa
- Những căn bệnh nguy hiểm do muỗi gây ra mà bạn cần biết
- Bí kíp trị nẻ môi trong mùa hanh khô
- Nên ăn gì khi bị tiêu chảy để nhanh khỏi
- Cách đơn giản chống cảm lạnh
- Ăn chơi dịp Tết nhưng đừng quên những bệnh dễ mắc phải
- Ngăn ngừa Rubella khi đang mang thai
- Biện pháp phòng tránh đột quỵ khi giao mùa