Phòng và chữa khô môi tại nhà

Trong ngày trời trở lạnh, môi thường bị khô, nứt nẻ, đó là do ánh nắng mặt trời, gió và độ ẩm thấp làm môi khô nhiều hơn những vùng khác trên cơ thể.

Da môi rất mỏng dễ bị mất độ ẩm nhiều hơn những vùng khác ít nhất 10 lần. Vùng da nhạy cảm này thường bị tác động của không khí khô và lạnh dẫn đến nứt nẻ môi, gây đau và mất thẩm mỹ.
 

I. Những ngộ nhận về chữa khô môi

 

1. Liếm môi

 
liem moi lam kho moi
 
Liếm môi là một phản xạ tự nhiên để làm ướt môi khi cảm thấy môi khô. Nước bọt tuy có thể tạm thời làm ướt môi, nhưng khi nước bọt bay hơi thì môi sẽ càng khô hơn. Các enzym có trong nước bọt cũng có thể gây kích ứng vùng môi vốn đã nứt nẻ.
 

2. Cắn da chết

 
can da chet lam ton thuong moi
 
Da môi rất mỏng, tinh tế và nhạy cảm. Khi bị nứt nẻ, da môi sẽ ở trong tình trạng mong manh. Việc cắn, xé, gỡ da môi sẽ gây ra nhiều tác hại như khó chịu hoặc chảy máu, sẽ càng gây kích ứng da và làm chậm quá trình lành vết thương.
 

II. Chữa khô môi tại nhà hiệu quả

 

1. Dầu và mỡ

 
dau oliu giu am moi
 
Một cách an toàn và hiệu quả để giữ ẩm môi là bôi các loại dầu có nguồn gốc thiên nhiên. Các loại dầu phổ biến như dầu dừa hay dầu ô liu rất có hiệu quả trong điều trị môi khô.
 

2. Nha đam 

 
nha dam bao ve moi
 
Nha đam tuy có mùi vị khó chịu, nhưng lại mang đặc tính chữa lành vết thương khá cao. Nha đam có khả năng bảo vệ da chống lại các tia UV (tia cực tím) hiệu quả. Nó còn có đặc tính kháng khuẩn, vì vậy, sẽ giúp quá trình hồi phục diễn ra nhanh hơn.
Cách làm hết sức đơn giản, chỉ cần cắt lá nha đam, lọc lấy phần thịt (lõi) đem ép nước và bôi nước đó lên môi.

 

3. Mật ong

 
mat ong duong am moi
 
Mọi người đều đã biết đặc tính dưỡng ẩm của mật ong, bởi vậy sẽ rất hợp lý khi dùng mật ong để hạn chế và điều trị khô môi.
Hãy thử bôi mật ong cùng với glycerine lên môi và để qua đêm. Hoặc bạn có thể dùng mật ong bôi lên môi nhiều lần trong ngày, tuy hơi khó chịu nhưng sẽ mang lại hiệu quả bất ngờ cho đôi môi khô nứt của bạn.

 

4. Đường

 
duong tay te bao chet
 
Bạn có thể trộn đường với mật ong và bôi lên môi vài phút rồi sau đó, dùng nước rửa sạch nhẹ nhàng. Tẩy tế bào chết bằng đường sẽ loại bỏ các lớp tế bào da chết trên môi và giúp quá trình hồi phục được diễn ra nhanh chóng hơn.
 

5. Hoa hồng

 
hoa hong giu am moi
 
Hoa hồng giúp giữ ẩm và tăng cường màu sắc cho đôi môi.
Ngâm một vài cánh hoa hồng trong sữa rồi nghiền thành bột nhão đặc. Bôi hỗn hợp này lên môi nhiều lần trong ngày hoặc đắp lên môi và để qua đêm.

 

7. Dưa chuột

 
dua chuot chua kho moi
 
Hàm lượng nước cao khiến dưa chuột trở thành một bài thuốc tốt để dưỡng ẩm đôi môi khô.
Bôi nước ép dưa chuột lên môi nhiều lần trong ngày để giữ cho môi đủ nước.

 

III. Phòng ngừa khô môi

Các mẹo vặt phía trên chỉ là biện pháp tạm thời khi đã bị khô môi. Việc phòng bệnh vẫn hơn là chữa bệnh.
Uống đủ nước là cách tốt nhất để đảm bảo môi không bị khô. Mất nước là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến khô môi. Hãy đảm bảo lượng nước bạn nạp vào cơ thể mỗi đủ để đáp ứng nhu cầu nước của cơ thể và đảm bảo môi không khô.

 
Theo songkhoe.vn

Tin cùng loại

Bình luận