Dấu hiệu và cách trị bệnh biếng ăn ở trẻ

Biếng ăn của trẻ là nỗi khổ thường trực của nhiều bậc phụ huynh. Trẻ biếng ăn lâu ngày sẽ dẫn tới nhiều hệ lụy nguy hiểm, trong đó phải kể tới chứng rối loạn tăng trưởng, rối loạn nhận thức.

Những lời khuyên dưới đây sẽ giải tỏa nỗi lo của các bậc phụ huynh, khuyến khích bé ăn ngon hơn, tăng sức đề kháng để bé phát triển toàn diện.

Các biểu hiện của trẻ bị biếng ăn
Để đánh giá một trẻ biếng ăn hay không dựa vào 3 yếu tố cơ bản:
+ Thời gian trẻ ăn một bữa
+ Số bữa ăn và lượng thức ăn trong một ngày
+ Trạng thái tinh thần của trẻ trong bữa ăn.

 


Trẻ được coi là biếng ăn khi thời gian ăn kéo dài trên 30 phút và nếu trẻ chỉ ăn được 2 bữa hoặc và ít hơn 250ml sữa/ngày thì được coi là biếng ăn. Gào khóc, ngậm thức ăn hay nhìn thấy bát bột, cháo là đẩy ra…là những biểu hiện của trẻ biếng ăn.
Cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ thường dùng cách đơn giản nhất là cho trẻ xem ti vi hoặc đi ăn rong, thậm chí có những gia đình để mặc cho trẻ đói, nhưng tất cả những cách này đều sai lầm.

Cách trị biếng ăn ở trẻ

Thời gian biểu cho bữa ăn

 


Đối với những trẻ biếng ăn thì cha mẹ cần lên một thời gian biểu các bữa ăn cho trẻ. Từng giờ, từng món ăn phải cố định. Khi tới bữa, cần cho trẻ ăn, đừng thấy trẻ biếng ăn mà quên một bữa nào đó. Đây là thói quen để “nhắc” trẻ ăn uống đúng giờ, nề nếp. Mặc khác, một trẻ đã lười ăn thì nhìn vào bát cơm hay bát bột to, đầy sẽ càng sợ. Nếu trẻ biết nói, trong trường hợp này chúng thường “mặc cả” để ăn giảm.

Không nên vừa ăn, vừa xem
Nhiều bà mẹ cho rằng việc vừa ăn vừa xem khiến con họ có vẻ ăn nhanh hơn. Nhưng thói quen này sẽ làm ảnh hưởng tới dạ dày, vị giác của trẻ. Bởi lúc này trẻ thường chú ý vào xem nên không biết các vị của thức ăn, không cảm thấy ngon. Ngược lại, có những trường hợp vừa ăn vừa xem, nó giúp trẻ không chạy nhảy nhưng có trẻ cứ “há hốc mồm” hoặc ngậm mà không nuốt, chỉ chú ý tới chiếc ti vi. Bạn nên thay vào đó kể chuyện vui xung quanh các món ăn, cách nấu nếu trẻ đã biết nghe chuyện…

Hãy từ bỏ tư tưởng nhồi nhét
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc ép trẻ ăn sẽ làm cho trẻ sợ ăn, lười ăn và có nguy cơ làm tổn thương tình cảm cha mẹ – con cái. Do đó, muốn giải quyết tận gốc vấn đề, bạn hãy thư giãn bản thân và bỏ tư tưởng này đi nhé.
Thay vì nhồi nhét trẻ phải ăn một loại đồ ăn nào đó vì chúng bổ dưỡng hay đắt tiền, hãy đơn giản là cho trẻ có quyền lựa chọn đồ ăn, để trẻ tự ăn và dừng khi nào bé muốn. Bạn chỉ nên đóng vai trò hướng dẫn, khuyến khích trẻ mà thôi. Nếu bé không muốn ăn và đã thấy no, bạn đừng ép, và cũng đừng căng thẳng về điều đó bởi các bé rất nhạy cảm và chúng sẽ nhận ra sự căng thẳng của bạn đấy. Hãy tôn trọng quyết định và quyền tự do của bé.

Tạo cảm hứng để bé ăn nhiều hơn
Tạo cảm hứng ăn uống cho bé cũng là một cách giúp bé thích ăn. Thay vì nói với trẻ “Con thử món này nhé, ngon lắm!” thì bạn hãy ăn món đó một cách thật ngon miệng – thậm chí bạn chẳng cần nói gì bé cũng sẽ tò mò và rất dễ bị “dụ”.
Không chỉ là chọn đồ ăn, hãy khiến bé hứng thú hơn với bữa ăn hàng ngày ở nhà khi bạn cho phép bé lựa chọn đĩa, bát ăn hay cốc uống nước. Bé sẽ mong đến bữa ăn để được tự mình lựa chọn xem hôm nay mình sẽ ăn bát có hình con thỏ hay con hổ? Màu đỏ hay màu xanh?

 


Một “chiêu” nữa là hãy để bé ăn cùng bàn với mọi người trong gia đình và khuyến khích bé tự ăn. Cách này không những tập cho bé tính tự lập mà còn trao cho bé cơ hội tự lựa chọn đồ ăn mà bé thích nữa.
Để bé có cảm giác thèm ăn, bạn cũng lưu ý là không nên cho trẻ ăn kẹo, bánh trong vòng 3 – 4 tiếng trước khi ăn. Thời gian ăn cũng cần lưu ý, hợp lý nhất là 20 – 30 phút bởi nếu kéo dài thức ăn không còn nóng, không đảm bảo dinh dưỡng và ảnh hưởng tới bữa ăn kế tiếp.
Ngoài ra, mọi trẻ em đều thích được khen. Vì vậy, nếu bé thử một loại đồ ăn mới, dù ít hay nhiều, hãy khen ngợi bé một cách nhiệt tình và vui vẻ.

Đổi món trong ngày

 


Nhiều người thấy con thích ăn cháo gà, nên ngày nào cũng nấu, cho đến khi trẻ chán hẳn mới thôi. Nếu bạn làm như vậy thì vô hình chung cũng làm trẻ chán cả những món khác, vì ngửi thấy cái gì cũng có mùi “cháo gà”. Bạn hãy thay đổi món ăn trong ngày để trẻ được bổ sung đa dạng các chất dinh dưỡng và giúp trẻ có cảm giác thích thú, đón nhận những bữa ăn sau.

Bổ sung các chế phẩm có chữa kẽm
Theo các chuyên gia, kẽm tham gia vào các hoạt động của trên 300 enzym trong các phản ứng sinh học quan trọng, trong đó có các enzym tiêu hóa, và đặc biệt là các enzym cần thiết cho sự tổng hợp protein, acid nucleic cũng như sự tổng hợp, bài tiết và hoạt động của nhiều hormon quan trọng. Đối với trẻ, khi thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng đến sự chuyển hóa của các tế bào vị giác nên sẽ gây biếng ăn do rối loạn vị giác: Vị giác kém nhạy nên có khuynh hướng thích thức ăn uống có vị mạnh, đối với thức ăn ngọt thì lại có vị đắng…

Thanh Diệp
Nguồn: www.beyeu9.com

Tin cùng loại

Bình luận