Truy tìm cây “thủy tổ” nguồn gốc gây đại dịch Ebola
Những con dơi ăn côn trùng làm tổ trong một cái cây rỗng bộng tại ngôi làng xa xôi ở Guinea có thể là nguồn gốc của đại dịch Ebola lớn nhất lịch sử và vẫn đang diễn biến hiện nay.
Hơn 20.000 ca bệnh, với ít nhất 7.800 người chết, đã được WHO ghi nhận kể từ khi bệnh nhân đầu tiên – một bé trai 2 tuổi – chết ở làng Meliandou tháng 12/2013.
Thủ phạm là dơi không đuôi
Báo cáo trên tạp chí EMBO Molecular Medicine, các nhà khoa học đứng đầu là Fabian Leendertz thuộc Viện Robert Koch, Berlin (Đức) đã đào sâu vào bối cảnh quanh ca tử vong đầu tiên này. Mọi nghi ngờ đã tập trung vào đàn dơi không đuôi ăn côn trùng – tên La tinh là Mops condylurus – sống trong một cái cây rỗng ruột mọc cách nhà bé trai này 50 mét.
Nơi cư ngụ của loài dơi không đuôi gây ra đại dịch Ebola hiện nay.
“Khoảng cách rất gần của đàn dơi không đuôi lớn này đưa đến cơ hội lây truyền bệnh. Trẻ em thường bắt và chơi với dơi trong cái cây này”, nhóm nghiên cứu cho biết sau cuộc thăm dò kéo dài 4 tuần được tiến hành hồi tháng Tư.
Nhóm nghiên cứu của Đức cho biết bằng chứng cho thấy loài dơi này góp phần thổi bùng vụ dịch hiện nay là khá vững chắc nhưng không phải là 100%. Trẻ em địa phương không chỉ chơi với dơi ở cây, mà chúng còn bắt những dơi đậu trong làng và nướng để ăn.
Vi rút Ebola có những ổ chứa tự nhiên là động vật hoang dã mang vi rút nhưng không bị bệnh. Vi rút có thể nhiễm sang người khi tiếp xúc với nguồn này trực tiếp hoặc gián tiếp qua tiếp xúc với những động vật bị bệnh do vi rút. Có tính lây nhiễm cao, vi rút sau đó lây lan từ người sang người qua tiếp xúc với dịch vơ thể.
Nhóm nghiên cứu của Đức cho biết bằng chứng cho thấy loài dơi này góp phần thổi bùng vụ dịch hiện nay là khá vững chắc nhưng không phải là 100%. Trẻ em địa phương không chỉ chơi với dơi ở cây, mà chúng còn bắt những dơi đậu trong làng và nướng để ăn.
Vi rút Ebola có những ổ chứa tự nhiên là động vật hoang dã mang vi rút nhưng không bị bệnh. Vi rút có thể nhiễm sang người khi tiếp xúc với nguồn này trực tiếp hoặc gián tiếp qua tiếp xúc với những động vật bị bệnh do vi rút. Có tính lây nhiễm cao, vi rút sau đó lây lan từ người sang người qua tiếp xúc với dịch vơ thể.
“Vi rút hiếm”
Khi các nhà nghiên cứu đến làng Meliandou, họ thấy đàn dơi đã bay đi, phần lớn cái cây đã bị đốt cháy, chỉ còn đoạn thân cụt và các nhánh. Dấu vết ADN thấy trong tro và đất xung quanh cho thấy sự có mặt trước đó của nhưng con dơi ăn côn trùng. Nhưng một lần nữa lại không thấy sự có mặt của vi rút Ebola.
“Vi rút hẳn phải rất ít có trong ổ chứa”, Leendertz cho biết. “Điều này cũng rõ rằng khi nghĩ về việc có bao nhiêu tấn thịt dơi được tiêu thụ mỗi năm. Nếu có nhiều con dơi mang vi rút thì chúng ta đã thấy dịch xảy ra quanh năm. Đây là một trong những thách thức: Vi rút hiếm gặp và có ổ chứa gồm nhiều loài”.
Khả năng loài dơi này có thể là vật trung gian truyền bệnh Ebola là rất đáng lo ngại, Leendertz cho biết.
Người ta mới biết rất ít về cách sống của những con dơi này - khi nào chúng di cư và sinh sản, chúng họp đàn ở đâu và tại sao, nguồn thức ăn của chúng và v.v... - mà chỉ hiểu được những điều này mới có thể định lượng được nguy cơ ở người.
Sự bùng nổ dân số ở châu Phi đã phá vỡ ngày càng nhiều tập tính của loài dơi và đưa con người xích lại gần hơn với chúng. Một ưu tiên bây giờ là nên khuyến khích sự chung sống hòa bình giữa người dân địa phương với dơi.
Việc tiêu diệt những động vật ăn côn trùng có thể khiến cho bệnh lây qua côn trùng bùng phát. “Giết chết dơi và phá vỡ thói quen của chúng không phải là giải pháp. Điều này có thể để lại những hậu quả xấu,” các nhà khoa học cảnh báo.
“Vi rút hẳn phải rất ít có trong ổ chứa”, Leendertz cho biết. “Điều này cũng rõ rằng khi nghĩ về việc có bao nhiêu tấn thịt dơi được tiêu thụ mỗi năm. Nếu có nhiều con dơi mang vi rút thì chúng ta đã thấy dịch xảy ra quanh năm. Đây là một trong những thách thức: Vi rút hiếm gặp và có ổ chứa gồm nhiều loài”.
Khả năng loài dơi này có thể là vật trung gian truyền bệnh Ebola là rất đáng lo ngại, Leendertz cho biết.
Người ta mới biết rất ít về cách sống của những con dơi này - khi nào chúng di cư và sinh sản, chúng họp đàn ở đâu và tại sao, nguồn thức ăn của chúng và v.v... - mà chỉ hiểu được những điều này mới có thể định lượng được nguy cơ ở người.
Sự bùng nổ dân số ở châu Phi đã phá vỡ ngày càng nhiều tập tính của loài dơi và đưa con người xích lại gần hơn với chúng. Một ưu tiên bây giờ là nên khuyến khích sự chung sống hòa bình giữa người dân địa phương với dơi.
Việc tiêu diệt những động vật ăn côn trùng có thể khiến cho bệnh lây qua côn trùng bùng phát. “Giết chết dơi và phá vỡ thói quen của chúng không phải là giải pháp. Điều này có thể để lại những hậu quả xấu,” các nhà khoa học cảnh báo.
Tin cùng loại
- Đã tìm ra virus giết chết tế bào ung thư thật ư?
- Báo động bệnh sởi lan rộng khắp châu Âu
- 7 bệnh nguy hiểm do muỗi gây ra
- Cảnh báo cúm gia cầm lây từ mèo sang người
- 9 căn bệnh lạ được phát hiện vào thế kỉ 21
- Phát hiện 2 nhóm máu mới của con người
- Người nhiễm HIV cần thông báo với bạn tình
- Hiểm họa cần sa đối với sức khỏe
- Tác hại của công nghệ đối với sức khỏe
- Hút nhiều thuốc lá gây biến đổi ADN