Suy dinh dưỡng ở người già
Người già suy dinh dưỡng dễ mắc các chứng bệnh truyền nhiễm vì hệ miễn dịch suy yếu, dễ đau ốm hoặc giảm khả năng hoạt động trí óc cũng như chân tay.
Suy dinh dưỡng là bệnh lý thường gặp ở người già. Theo bác sĩ dinh dưỡng, người già suy dinh dưỡng dễ mắc các chứng bệnh truyền nhiễm vì hệ miễn dịch suy yếu, dễ đau ốm hoặc giảm khả năng hoạt động trí óc cũng như chân tay.
Thậm chí, suy dinh dưỡng ở người già làm tăng nguy cơ tử vong khi mắc các bệnh lý kèm theo.Phát hiện sớm và thay đổi chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách tốt nhất để khắc phục suy dinh dưỡng ở người già.
# Người già nên vận động cơ thể bằng nhiều cách khác nhau để các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa hoạt động tốt, trí óc sáng suốt sẽ giúp ăn ngon miệng hơn Bác sĩ chuyên khoa II - Hồ Đỗ Vinh #
Thậm chí, suy dinh dưỡng ở người già làm tăng nguy cơ tử vong khi mắc các bệnh lý kèm theo.Phát hiện sớm và thay đổi chế độ dinh dưỡng hợp lý là cách tốt nhất để khắc phục suy dinh dưỡng ở người già.
# Người già nên vận động cơ thể bằng nhiều cách khác nhau để các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa hoạt động tốt, trí óc sáng suốt sẽ giúp ăn ngon miệng hơn Bác sĩ chuyên khoa II - Hồ Đỗ Vinh #
Sụt cân nhanh
Một năm trở lại đây, ông N.V.B. (72 tuổi, trú tại TP Đông Hà, Quảng Trị) sút cân nhanh nên được con gái đưa đến tư vấn tại khoa dinh dưỡng Bệnh viện Trung ương Huế.
Cao 1,66m, nặng 41kg, chỉ số BMI của ông B. là 15, tức là gầy độ 3 trong thang phân loại của Tổ chức Y tế thế giới về tình trạng dinh dưỡng dành cho người trưởng thành.
Qua thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân, các bác sĩ được biết ông B. bị đái tháo đường đã hai năm, hằng ngày ăn kiêng quá mức. Mỗi bữa ông chỉ ăn nửa bát cơm và món khoái khẩu là cá kho khô, ít ăn canh, thịt và không ăn nhiều cá nên dẫn đến tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng.
Cao 1,66m, nặng 41kg, chỉ số BMI của ông B. là 15, tức là gầy độ 3 trong thang phân loại của Tổ chức Y tế thế giới về tình trạng dinh dưỡng dành cho người trưởng thành.
Qua thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân, các bác sĩ được biết ông B. bị đái tháo đường đã hai năm, hằng ngày ăn kiêng quá mức. Mỗi bữa ông chỉ ăn nửa bát cơm và món khoái khẩu là cá kho khô, ít ăn canh, thịt và không ăn nhiều cá nên dẫn đến tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng.
Người già suy giảm hệ miễn dịch, sức khỏe suy yếu và thường hay đau ốm.
Còn với ông N.Đ.C. (70 tuổi, trú tại TP Huế), việc sống đơn độc và ăn không đủ bữa là nguyên nhân khiến ông bị suy dinh dưỡng. Ông C. cho biết vợ ông mất cách đây hai năm, do con cái ở xa nên ông có thuê một người giúp việc.
Gần một năm trở lại đây, do có điều tiếng nên ông không thuê giúp việc nữa mà tự đi chợ, nấu nướng. Sống đơn độc, cộng thêm tâm lý tuổi già nên mỗi ngày ông C. ăn không đủ ba bữa, có khi bỏ luôn bữa trưa.
Mới đây, ông đến khoa dinh dưỡng Bệnh viện Trung ương Huế khám và được chẩn đoán bị suy dinh dưỡng với các biểu hiện sút cân nhanh, các bắp thịt mềm, nhũn...
Bác sĩ chuyên khoa II Hồ Đỗ Vinh, phó trưởng khoa dinh dưỡng Bệnh viện Trung ương Huế, cho biết suy dinh dưỡng ở người già là bệnh lý khá phổ biến nhưng rất ít người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân quan tâm đúng mức.
Theo bác sĩ Vinh, suy dinh dưỡng là sự mất cân bằng thực phẩm đã tiêu thụ và nhu cầu năng lượng của cơ thể con người. Một cơ thể bị coi là suy dinh dưỡng khi trọng lượng sụt cân từ 5-10% trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến 1 năm. Người bị suy dinh dưỡng thường kém linh hoạt, da khô nhợt nhạt, tóc khô giòn, móng tay và móng chân dễ gãy.
Ngoài ra, người bệnh còn có các biểu hiện như: miệng khô, lưỡi và môi lở gây ăn uống khó khăn, ăn không ngon miệng.Một số bệnh nhân suy dinh dưỡng còn có các dấu hiệu suy giảm chức năng tiêu hóa như hay buồn nôn, đại tiện lúc táo bón, lúc lỏng bất thường.
Gần một năm trở lại đây, do có điều tiếng nên ông không thuê giúp việc nữa mà tự đi chợ, nấu nướng. Sống đơn độc, cộng thêm tâm lý tuổi già nên mỗi ngày ông C. ăn không đủ ba bữa, có khi bỏ luôn bữa trưa.
Mới đây, ông đến khoa dinh dưỡng Bệnh viện Trung ương Huế khám và được chẩn đoán bị suy dinh dưỡng với các biểu hiện sút cân nhanh, các bắp thịt mềm, nhũn...
Bác sĩ chuyên khoa II Hồ Đỗ Vinh, phó trưởng khoa dinh dưỡng Bệnh viện Trung ương Huế, cho biết suy dinh dưỡng ở người già là bệnh lý khá phổ biến nhưng rất ít người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân quan tâm đúng mức.
Theo bác sĩ Vinh, suy dinh dưỡng là sự mất cân bằng thực phẩm đã tiêu thụ và nhu cầu năng lượng của cơ thể con người. Một cơ thể bị coi là suy dinh dưỡng khi trọng lượng sụt cân từ 5-10% trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến 1 năm. Người bị suy dinh dưỡng thường kém linh hoạt, da khô nhợt nhạt, tóc khô giòn, móng tay và móng chân dễ gãy.
Ngoài ra, người bệnh còn có các biểu hiện như: miệng khô, lưỡi và môi lở gây ăn uống khó khăn, ăn không ngon miệng.Một số bệnh nhân suy dinh dưỡng còn có các dấu hiệu suy giảm chức năng tiêu hóa như hay buồn nôn, đại tiện lúc táo bón, lúc lỏng bất thường.
Chú trọng đến bữa ăn hằng ngày
Theo bác sĩ Vinh, việc ăn uống đủ chất, đủ nguồn năng lượng là cách tốt nhất để người già thoát khỏi bệnh suy dinh dưỡng.
Nhu cầu năng lượng của người già giảm đi so với thời trẻ nên cần phải giảm lượng thức ăn mỗi bữa.
Tuy nhiên, cần phải tính toán có bữa ăn đúng giờ, đúng bữa để quá trình sinh lý trong cơ thể diễn ra theo nhịp điệu, chu kỳ sẽ giúp ăn ngon miệng. Đối với những người già không thể tự chăm sóc bản thân, cần có những người giúp đỡ, lo lắng bữa ăn mỗi ngày.
Người già nên ăn thiên về hỗn hợp các loại thức ăn giàu đạm và chất béo như cá, thủy sản, đậu phụ, đậu các loại và nên sử dụng các loại dầu thực vật như dầu lạc, dầu vừng.
Nhu cầu năng lượng của người già giảm đi so với thời trẻ nên cần phải giảm lượng thức ăn mỗi bữa.
Tuy nhiên, cần phải tính toán có bữa ăn đúng giờ, đúng bữa để quá trình sinh lý trong cơ thể diễn ra theo nhịp điệu, chu kỳ sẽ giúp ăn ngon miệng. Đối với những người già không thể tự chăm sóc bản thân, cần có những người giúp đỡ, lo lắng bữa ăn mỗi ngày.
Người già nên ăn thiên về hỗn hợp các loại thức ăn giàu đạm và chất béo như cá, thủy sản, đậu phụ, đậu các loại và nên sử dụng các loại dầu thực vật như dầu lạc, dầu vừng.
Ăn uống đầy đủ, cung cấp dưỡng chất giúp người già thoát khỏi suy dinh dưỡng.
Các thực phẩm trên có chứa một loại acid béo không no là acid linoleic rất quan trọng để phòng chống tăng cholesterol.
Theo các bác sĩ dinh dưỡng, việc chế biến thức ăn cho người già phải mềm, dễ nhai, dễ nuốt nhưng không nên xay nhuyễn vì xay nhuyễn sẽ làm mất mùi vị. Mỗi bữa ăn nên có món canh bởi tuyến nước bọt và hàm răng của người già thường hoạt động kém.
Ngoài ra, cần phải bổ sung nhiều rau, quả bởi đây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất cho cơ thể. Đồng thời, đây cũng là nguồn cung cấp chất xơ rất quan trọng để ngăn ngừa táo bón ở người cao tuổi. Người già nên hạn chế uống bia, rượu, nước uống có ga và hút thuốc lá mà thay vào đó nên uống nước ép hoa quả.
Các bác sĩ cũng lưu ý người thân trong gia đình nên quan tâm đến tâm lý của các cụ, nên sum vầy bên bữa ăn, tìm hiểu nguyên nhân khiến các cụ chán ăn, bỏ bữa dẫn đến suy dinh dưỡng. Nếu người già ăn ít vào các bữa chính thì nên bổ sung bữa ăn phụ giữa các buổi sáng và buổi chiều để cung cấp đủ lượng, chất cần thiết.
Ngoài ra, người già nên hạn chế ăn mỡ động vật, não, phủ tạng hoặc da động vật vì những thứ này chứa nhiều cholesterol và không nên chế biến thức ăn cho người già bằng cách nướng, rán vì như vậy thức ăn sẽ nhiều mỡ và dễ bị cứngRiêng người già mắc bệnh mãn tính liên quan đến ăn uống nên đến gặp các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn chế độ ăn phù hợp với bệnh lý và tránh suy dinh dưỡng.
Theo các bác sĩ dinh dưỡng, việc chế biến thức ăn cho người già phải mềm, dễ nhai, dễ nuốt nhưng không nên xay nhuyễn vì xay nhuyễn sẽ làm mất mùi vị. Mỗi bữa ăn nên có món canh bởi tuyến nước bọt và hàm răng của người già thường hoạt động kém.
Ngoài ra, cần phải bổ sung nhiều rau, quả bởi đây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất cho cơ thể. Đồng thời, đây cũng là nguồn cung cấp chất xơ rất quan trọng để ngăn ngừa táo bón ở người cao tuổi. Người già nên hạn chế uống bia, rượu, nước uống có ga và hút thuốc lá mà thay vào đó nên uống nước ép hoa quả.
Các bác sĩ cũng lưu ý người thân trong gia đình nên quan tâm đến tâm lý của các cụ, nên sum vầy bên bữa ăn, tìm hiểu nguyên nhân khiến các cụ chán ăn, bỏ bữa dẫn đến suy dinh dưỡng. Nếu người già ăn ít vào các bữa chính thì nên bổ sung bữa ăn phụ giữa các buổi sáng và buổi chiều để cung cấp đủ lượng, chất cần thiết.
Ngoài ra, người già nên hạn chế ăn mỡ động vật, não, phủ tạng hoặc da động vật vì những thứ này chứa nhiều cholesterol và không nên chế biến thức ăn cho người già bằng cách nướng, rán vì như vậy thức ăn sẽ nhiều mỡ và dễ bị cứngRiêng người già mắc bệnh mãn tính liên quan đến ăn uống nên đến gặp các chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn chế độ ăn phù hợp với bệnh lý và tránh suy dinh dưỡng.
Tin cùng loại
- Thận trọng với khăn giấy ướt kém chất lượng
- Sử dụng bọc nilon thế nào để không độc hại cho cơ thể?
- Giải cứu thịt lợn, dịch lở mồm long móng bùng phát
- 2/3 dân số Việt Nam nhiễm loại vi khuẩn này
- Nguy cơ ngộ độc thực phẩm hiện nay và biện pháp phòng chống
- Thói quen xấu cần tránh để sống khỏe mạnh - P2
- Thói quen xấu cần tránh để sống khỏe mạnh - P1
- Các sai lầm mắc phải khi dùng thớt
- 6 lợi ích bất ngờ của kính áp tròng
- Tình trạng hút thuốc lá ở Việt Nam