Những thực phẩm nên ăn để điều trị tình trạng thiếu máu
Rất nhiều người bị thiếu máu, một bệnh xảy ra khi số lượng tế bào máu đỏ của cơ thể ít hơn so với bình thường.
Các tế bào máu đỏ có chứa hemoglobin, một protein sắt giúp chống các tế bào máu mang oxy. Khi bạn bị thiếu máu, máu của bạn không thể cung cấp nguồn cung cấp oxy thích hợp để các cơ quan và các mô hoạt động.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, nam giới có ít hơn 13 gram trên mỗi decilithemoglobin thì bị thiếu máu. Đối với phụ nữ, tiêu chí hạ thấp hơn là ít hơn 12 gram hemoglobin mỗi decilit.
Bất cứ điều gì làm gián đoạn nhịp sống bình thường của các tế bào máu đỏ đều có thể gây ra thiếu máu, bao gồm cả việc giảm sản xuất tế bào máu đỏ, tăng sự phá hủy của các tế bào máu đỏ hoặc mất máu quá nhiều. Tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà có nhiều loại bệnh thiếu máu khác nhau.
Phụ nữ và những người có bệnh mãn tính có nguy cơ cao nhất đối với bệnh thiếu máu. Một trong những điều kiện có thể gây ra là mất máu nặng khi kinh nguyệt, mang thai, viêm loét, rối loạn đường ruột, ung thư, rối loạn chảy máu, bệnh mãn tính khác hay bị một trong các chứng thiếu sắt, acid folic, vitamin B12. Một số loại bệnh thiếu máu cũng có thể được di truyền.
Bạn có thể dễ dàng điều trị và ngăn ngừa một số loại bệnh thiếu máu ở nhà với một số biện pháp khắc phục đơn giản. Thực hiện theo bất kỳ các biện pháp khắc phục cho đến khi nồng độ hemoglobin của bạn trở nên bình thường.
Dưới đây là 10 biện pháp khắc phục hàng đầu cho bệnh thiếu máu mà bạn có thể tham khảo:
1. Rau bina
2. Lựu
3. Hạt vừng
4. Chà là
Chà là là một nguồn giàu chất sắt cũng như vitamin C đóng một vai trò quan trọng trong cơ thể hấp thu chất sắt. Ngâm vài quả chà là trong một ly sữa qua đêm. Sáng hôm sau, ăn chà là và uống sữa khi dạ dày chưa có gì. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhâm nhi một vài quả chà là sấy khô trước bữa sáng, tiếp theo đó là một ly sữa ấm.
5. Táo
Không phải ngẫu nhiên mà táo vốn được mệnh danh là siêu thực cho sức khỏe. Nó vốn là trái cây giàu chất dinh dưỡng bao gồm cả sắt. Táo giúp đỡ rất nhiều trong việc điều trị bệnh thiếu máu. Ăn ít nhất một quả táo mỗi ngày.
Nếu có thể, hãy chọn các loại táo xanh và ăn chúng với cả vỏ. Bạn cũng có thể trộn lẫn hỗn hợp trái cây bao gồm nước ép táo tươi, nước ép củ cải đường và một chút mật ong theo tỷ lệ 1:1:1. Uống nước ép này hai lần mỗi ngày.
6. Chuối
Giàu chất sắt, chuối kích thích sản sinh hemoglobin và nhiều enzyme khác rất cần thiết cho sự hình thành của các tế bào máu đỏ. Ngoài ra, nó là một nguồn magiê tốt nhằm hỗ trợ tổng hợp hemoglobin. Ăn một quả chuối chín cùng với một muỗng canh mật ong mỗi ngày hai lần.
7. Nho đen khô
Do nồng độ cao của chất sắt và vitamin C, nho đen khô đã được tìm thấy là một thực phẩm điều trị rất hiệu quả đối với bệnh thiếu máu. Vitamin C giúp tăng cường khả năng hấp thụ chất sắt của cơ thể, làm tăng các tế bào hồng cầu và hemoglobin.
Ngâm 10-12 quả nho đen khô trong nước qua đêm. Sáng hôm sau, vớt chúng ra khỏi nước, bỏ hạt và thưởng thức. Bạn nên duy trì thói quen này trong một vài tuần và thực hiện nó trước khi ăn sáng.
Lời khuyên ngăn ngừa thiếu máu
- Bên cạnh việc chú trọng ăn các thực phẩm giàu sắt, vitamin C và B12, bạn cần song hành thực hiện những biện pháp khác trong sinh hoạt để ngăn ngừa thiếu máu hiệu quả.
- Tắm bồn lạnh hai lần mỗi ngày để cải thiện lưu thông máu;
- Lộ cơ thể của bạn dưới ánh sáng mặt trời buổi sớm khoảng 10 phút mỗi ngày;
- Đừng uống trà, cà phê hay ca cao trong các bữa ăn vì chúng cản trở hấp thu sắt;
- Tập thể dục thường xuyên và một vài bài tập cường độ mạnh để tăng khối lượng cơ bắp và chống mệt mỏi.
Theo Afamily
Tin cùng loại
- Thực phẩm và ung thư
- Hiểu biết thêm về ung thư cẳng chân
- Những bệnh ung thư thường gặp nhất
- 8 cách có thể giúp bạn tránh bị ung thư
- Ung thư ruột già là gì
- Tắm trắng có nguy cơ gây ung thư da không
- 8 món ăn tốt cho bệnh nhân ung thư da
- Những điều bạn cần thay đổi trong lối sống để tránh ung thư
- Những biện pháp để luôn vui khỏe sau điều trị ung thư vú
- 7 dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư vú