Những lưu ý cần biết cho người hóa trị liệu
Những người chuẩn bị hóa trị liệu thường rất cần tinh thần và sức khỏe ở trạng thái khỏe mạnh nhất có thể. Chính vì vậy, dinh dưỡng là điều rất quan trọng để đạt được mục tiêu cuối cùng của quá trình điều trị. Một chế độ ăn uống đúng cách có thể giúp bệnh nhân đối phó với các tác dụng phụ của thuốc tốt hơn. Dưới đây là một số lưu ý dinh dưỡng cho những người hóa trị liệu bạn cần biết.
Chế biến các món ăn hấp dẫn: Thuốc điều trị có thể gây ảnh hưởng tới vị giác, làm cho hương vị một số món ăn trở nên khó chịu như kim loại, phổ biến nhất là thịt và nước lọc. Bạn có thể cải thiện điều này như thêm chanh thái lát vào nước lọc hoặc uống các loại nước khoáng có vị, bổ sung protein từ các nguồn thực phẩm khác như cá, đậu, trứng, sữa ít béo.
Táo bón: Một số người sau khi hóa trị thường bị táo bón. Bổ sung nước cho cơ thể là điều rất quan trọng giúp giảm bớt chứng táo bón. Ngoài ra, bạn cần bổ sung thêm nhiều chất xơ trong bữa ăn và tập các bài thể dục nhẹ nhàng như đi bộ 20 phút mỗi ngày để kích thích đường ruột.
Táo bón: Một số người sau khi hóa trị thường bị táo bón. Bổ sung nước cho cơ thể là điều rất quan trọng giúp giảm bớt chứng táo bón. Ngoài ra, bạn cần bổ sung thêm nhiều chất xơ trong bữa ăn và tập các bài thể dục nhẹ nhàng như đi bộ 20 phút mỗi ngày để kích thích đường ruột.
t
Chứng tăng cân: Nhiều bệnh nhân có xu hướng tăng cân trong quá trình điều trị. Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên hạn chế các món ăn vặt, ăn nhiều rau trong bữa ăn, giảm bớt chất béo và lượng cacbonhydrat nạp vào, ăn nhẹ bằng các món như ngũ cốc nóng, sữa chua và súp để cải thiện khẩu vị.
Tiêu chảy: Tuyệt đối không ăn các loại đồ chiên nhiều dầu mỡ, đồ uống có đường, nước ép trái cây, xà lách xanh, đường, rượu nếu bạn bị tiêu chảy. Thay vào đó hãy sử dụng bột yến mạch, các loại trái cây không vỏ và khoai lang.
Ghi chép nhật kí: Viết lại những gì đã ăn và ghi lại các triệu chứng bạn thường gặp hằng ngày. Điều này sẽ giúp bạn xác định được nhóm thực phẩm nào có khả năng gây ra tình trạng buồn nôn, táo bón, tiêu chảy cho bạn
Lở miệng: Các loại thuốc hóa trị có thể gây ra tình trạng viêm niêm mạc miệng hay còn gọi là chứng lở miệng. Để hạn chế điều này, bạn nên tránh các thức ăn cay nóng và rượu, uống nước thường xuyên và súc miệng bằng nước muối sau bữa ăn.
Mất nước: Tiêu chảy, ói mửa thường xuyên gây ra tình trạng mất nước. Dấu hiệu của mất nước bao gồm khô miệng, mắt trũng sâu, tiêu ít, khô mắt. Hãy cung cấp lượng nước cần thiết cho cơ thể thường xuyên.
Chứng buồn nôn: Ăn thức ăn mát, nhai gừng kết tinh, nhấm nháp trên cây bạc hà hoặc trà gừng có thể giúp bạn giảm cảm giác buồn nôn. Bạn cũng nên tránh những thức ăn có dầu mỡ hay chiên và các loại thực phẩm có mùi mạnh.
Ăn các bữa nhỏ: Ăn những bữa nhỏ với lượng thức ăn vừa phải sẽ giúp cơ thể hấp thụ tốt hơn và giảm thiểu cảm giác buồn nôn với cơ thể.
Không sử dụng rượu bia: Trong thời gian hóa trị, gan phải làm việc nhiều hơn để có thể loại bỏ độc tố trong máu. Sử dụng rượu bia gây tổn hại đến gan làm cho bạn buồn nôn hoặc gây ra các phản ứng không mong muốn với các loại thuốc điều trị bạn dùng.
Lưu ý khi sử dụng thực phẩm chức năng: Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn không nên sử dụng các sản phẩm chức năng trong khi điều trị, bao gồm vitamin, khoáng chất, thảo dược, và thực vật, bởi các loại sản phẩm này có thể ảnh hưởng tới hiệu quả hóa trị. Nếu muốn dùng, bạn cần tham khảo trước ý kiến của bác sĩ.
Cẩn thận với đậu nành: Trước khi ăn các thực phẩm làm từ đậu nành, hãy chắc chắn bạn đã được sự đồng ý của các bác sĩ chuyên khoa.
Tìm đến các chuyên gia dinh dưỡng: Nếu có thắc mắc, hãy tìm tới các chuyên gia dĩnh dưỡng. Họ có thể giúp bạn đưa ra những lời khuyên hữu ích về dinh dưỡng và chế độ ăn uống có thể gặp phải trong quá trình điều trị ung thư.
Theo webmd.
Tin cùng loại
- Thực phẩm và ung thư
- Hiểu biết thêm về ung thư cẳng chân
- Những bệnh ung thư thường gặp nhất
- 8 cách có thể giúp bạn tránh bị ung thư
- Ung thư ruột già là gì
- Tắm trắng có nguy cơ gây ung thư da không
- 8 món ăn tốt cho bệnh nhân ung thư da
- Những điều bạn cần thay đổi trong lối sống để tránh ung thư
- Những biện pháp để luôn vui khỏe sau điều trị ung thư vú
- 7 dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư vú