Con sống thực vật vì mẹ vắt tắc vào miệng
Thấy bé T (15 tháng tuổi) lên cơn co giật, mẹ cháu vội vàng lấy quất vắt vào miệng con. Không ngờ hạt tắc rơi vào cuống phổi, cháu T bị tắc thở và phải sống thực vật.
Cháu Nguyễn Trọng T (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) được đưa vào cấp cứu tại bệnh viện Nhi đồng 1 TPHCM trong tình trạng hôn mê, suy hô hấp nặng, da tim tái . Các bác sĩ bệnh viện Nhi đồng 1 đã gắp ra một hạt tắc rơi vào phế quản phải - nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy hô hấp và di chứng não khiến cháu phải sống đời sống thực vật.
Qua lời kể của người thân trong gia đình, các bác sĩ được biết khi bé bị co giật, mẹ của bé đã nặn trực tiếp quả tắc vào miệng bé để chống co giật. Không may, hạt tắc rơi vào khí quản khiến bé bị suy hô hấp, phải đưa vào một phòng khám đa khoa gần nhà để cấp cứu. Dù đã được đặt nội khí quản nhưng do tình trạng quá nặng nên phòng khám đã chuyển bé đến bệnh viện Nhi đồng 1 để điều trị. Các bác sĩ Nhi đồng 1 đã gắp được hạt tắc ra khỏi khí quản phải nhưng do não thiếu oxy quá lâu nên đã dẫn đến tình trạng cháu bé bị di chứng não, phải sống đời sống thực vật. Đồng thời, cháu T cũng đang rơi vào tình trạng nhiễm trùng phổi do dị vật gây nên.
Qua lời kể của người thân trong gia đình, các bác sĩ được biết khi bé bị co giật, mẹ của bé đã nặn trực tiếp quả tắc vào miệng bé để chống co giật. Không may, hạt tắc rơi vào khí quản khiến bé bị suy hô hấp, phải đưa vào một phòng khám đa khoa gần nhà để cấp cứu. Dù đã được đặt nội khí quản nhưng do tình trạng quá nặng nên phòng khám đã chuyển bé đến bệnh viện Nhi đồng 1 để điều trị. Các bác sĩ Nhi đồng 1 đã gắp được hạt tắc ra khỏi khí quản phải nhưng do não thiếu oxy quá lâu nên đã dẫn đến tình trạng cháu bé bị di chứng não, phải sống đời sống thực vật. Đồng thời, cháu T cũng đang rơi vào tình trạng nhiễm trùng phổi do dị vật gây nên.
Cha mẹ thực sự bình tĩnh và có thể xử lý khéo léo khi con lên cơn co giật tại nhà.
Ths.Bs Trần Ngọc Hạnh Đan, khoa Nhiễm – Thần kinh, bệnh viện Nhi đồng 1 cho rằng, theo quan niệm dân gian, một số phụ huynh khi thấy con lên cơn co giật thường nặn chanh hoặc tắc vào miệng trẻ. Thế nhưng việc nặn trái tắc hay chanh vào miệng em bé không những không có tác dụng khi trẻ bị co giật mà ngược lại còn vô cùng nguy hiểm. Vì trong cơn co giật, trẻ không có phản xạ ho sặc sụa để đẩy dị vật ra khỏi đường thở. Trong cơn co giật thì phản xạ này sẽ giảm hoặc mất đi nên dị vật rơi vào đường thở rất dễ dàng.
Theo bác sĩ Hạnh Đan, khi trẻ lên cơn co giật tại nhà. Đầu tiên, các phụ huynh nên cho trẻ nằm trên mặt bằng theo tư thế nghiêng 1 bên, quay mặt trẻ ra ngoài để có thể quan sát được biểu hiện của trẻ. Ở tư thế này, đàm nhớt trong miệng trẻ dễ dàng chảy ra ngoài, có thể lấy khăn lau sạch cho trẻ, tránh trào ngược vào đường thở. Tiếp theo, cha mẹ có thể lấy một cây đè lưỡi bằng gỗ hoặc nhựa để đặt vào giữa hai hàm răng của trẻ. Sau đó, trẻ nên được đưa đến cơ sở y tế khám chữa bệnh gần nhất để sơ cấp cứu. Tuyệt đối không vắt chanh, hoặc tắc vào miệng trẻ vì những chất này hoàn toàn không có tác dụng chống co giật.
Theo Người Lao Động
Tin cùng loại
- Thận trọng với khăn giấy ướt kém chất lượng
- Sử dụng bọc nilon thế nào để không độc hại cho cơ thể?
- Giải cứu thịt lợn, dịch lở mồm long móng bùng phát
- 2/3 dân số Việt Nam nhiễm loại vi khuẩn này
- Nguy cơ ngộ độc thực phẩm hiện nay và biện pháp phòng chống
- Thói quen xấu cần tránh để sống khỏe mạnh - P2
- Thói quen xấu cần tránh để sống khỏe mạnh - P1
- Các sai lầm mắc phải khi dùng thớt
- 6 lợi ích bất ngờ của kính áp tròng
- Tình trạng hút thuốc lá ở Việt Nam