Ăn quả vải nhưng không lo bị nóng
Bật mí cách ăn vải để không bao giờ lo nóng - các bạn hãy lưu lại để có được sức khỏe tốt nhất!
Lợi ích từ quả vải
Quả vải không chỉ là loại trái cây ngon được ưa thích ở nước ta mà các bộ phận của quả còn được dùng làm thuốc.
Trong quả vải hàm lượng các khoáng chất như magie, kali và một số vitamin, đặc biệt là vitamin C trất phong phú. Vì thế ăn vải sẽ tốt cho hệ thống miễn dịch của con người. Hơn thế, ăn vải giúp bổ não, giải độc, tăng cường miễn dịch, chống ung thư.
Cùi vải được dùng làm thực phẩm và thuốc với tên long vải, chứa rất nhiều các thành phần hóa học có lợi cho sức khỏe con người như các loại đường glucose, sacharose, protein, chất béo, acid citric, ascorbic, nicotic, ribofl avin, caroten và các nguyên tố vi lượng Ca, P, Fe…
Mẹo hay để ăn vải nhưng không lo bị nóng
Bổ sung năng lượng, ích trí bổ não: trong cơm vải chứa 66% đường glucose, 5% đường saccharose, chứa tổng đường trên 70%, đứng hàng đầu của cây ăn trái, có tác dụng bổ sung năng lượng, gia tăng dinh dưỡng.
Vải có tác dụng bổ dưỡng đối với các tổ chức đại não, cải thiện các chứng mất ngủ; hay quên; tinh thần ủ rũ… thấy rõ.
Cách ăn vải không bị nóng
Đối với trái vải thiều đang vào vụ chín rộ. Khi ăn vải, bạn nên lưu ý những nguyên tắc sau để không bị nóng trong người và ngộ độc:
Vải sấy
- Ăn cả lớp màng trắng
Khi ăn vải nếu ăn cả lớp màng trắng (là lớp màng mà bóc vỏ ngoài ra chúng ta nhìn thấy bọc bên ngoài cơm vải) sẽ không bị sinh hỏa. Lớp màng trắng đó có hơi chát, khi ăn đến cơm vải ta sẽ cảm thấy cơm vải càng ngọt hơn.
Sau khi ăn vải xong nên ăn luôn cả phần trắng trên đầu hạt vải, như vậy cũng có thể phòng tránh được sinh hỏa.
- Trước khi ăn quả vải uống chút nước muối: Trước khi ăn vải có thể uống chút nước muối hoặc trà thảo mộc lạnh, hoặc canh bí đao, chè đậu xanh…. hoặc cũng có thể ăn 20-30g thịt nạc hoặc uống nước canh xương…. như vậy có tác dụng phòng trừ sinh hỏa.
- Luộc vỏ quả vải và lá vải tươi làm nước uống có thể hạn chế khả năng gây nóng cho cơ thể sau khi ăn vải.
- Để tránh cơ thể không bị nóng sau khi ăn vải, nhiều người thường có thói quen ngâm quả vải trong nước muối khoảng một tiếng rưỡi sau đó mới ăn.
- Một lúc không nên ăn quá nhiều
Chú ý khi ăn vải một lần không nên ăn quá 10 quả, ăn nhiều sẽ làm gan sinh hỏa, lưỡi họng đau rát, nghiêm trọng hơn còn dẫn đến buồn nôn, chân tay mỏi rã rời, hoa mắt chóng mặt….
Xử lý khi bị ngộ độc
Khi bị say vải bạn nên uống 1 cốc nước đường
Trong cùi quả vải có nhiều đường glucoza, nếu ta ăn nhiều 1 lúc sẽ khiến 1 lượng lớn đường glucoza vào máu, vượt quá khả năng hấp thu chuyển hóa của gan, khiến cơ thể tiết insullin tăng lên để làm hạ nồng độ đường trong máu xuống, gây phản ứng đường máu thấp còn gọi là triệu trứng "say vải". Khi gặp triệu trứng này, chúng ta nên uống 1 cốc nước đường sẽ giúp cải thiện tình hình.
Theo Sức khỏe Cộng đồng
Tin cùng loại
- Bí quyết uống sữa trong thai kì khỏe mạnh
- Những thực phẩm giàu Vitamin C
- Mẹo chữa hóc xương cá nhanh chóng
- Những điều cần biết khi dị ứng mỹ phẩm
- Để có làn da tươi trẻ vào buổi sáng
- Mẹo quần áo luôn thẳng nếp không cần là
- Mẹo trị mỏi cổ
- Trị quầng thâm mắt đơn giản tại nhà
- Cách trị sẹo rỗ mặt tại nhà phục hồi làn da
- 9 mẹo nhỏ tốt cho sức khỏe