Bệnh tim mạch tăng đột biến và ngày càng trẻ hóa
Bệnh nhân điều trị tại Viện cũng thường xuyên có khoảng 400 người, mỗi ngày lại có từ 80 – 100 người đến khám…
Bệnh nhân tim mạch tăng đột biến
“Chưa bao giờ tôi thấy nhiều người bị bệnh tim mạch đến như vậy” – GS-TS Nguyễn Lân Việt – Viện trưởng Viện Tim mạch quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) nhận định. Theo GS Việt, nếu như cách đây 10 năm, Viện Tim mạch chỉ có 1 bệnh phòng với vài chục giường thì nay đã “nở” ra 9 bệnh phòng nhưng vẫn quá tải. Bệnh nhân điều trị tại Viện cũng thường xuyên có khoảng 400 người, mỗi ngày lại có từ 80 – 100 người đến khám…
Theo bác sĩ Dương Đức Hùng (Viện Tim mạch quốc gia), ngày trước bệnh tim mạch là bệnh của người già thì hiện nay ngày càng có nhiều người trẻ mắc bệnh. Anh Nguyễn Minh Thành (Hà Nam) mới 31 tuổi, nhập viện trong tình trạng đau tức ngực, khó thở, nhiều lúc suýt ngất. Các bác sĩ chẩn đoán anh bị tắc động mạch vành, nếu để lâu có khả năng nhồi máu cơ tim, đột quỵ rất nguy hiểm.
Bác sĩ Hùng cho biết, nhồi máu cơ tim xưa nay thường gặp ở người già do quá trình xơ vữa động mạch diễn ra trong nhiều năm, nhưng ở người trẻ là do béo phì, stress, nghiện thuốc lá, ăn uống không hợp lý, ít luyện tập. “Thậm chí ở người trẻ, do quá trình xuất hiện huyết khối diễn ra rất đột ngột dẫn đến mạch máu không kịp thích nghi nên bị hoại tử nhanh chóng. Nếu mắc các bệnh tim mạch sẽ rất dễ gặp tai biến, nguy hiểm đến tính mạng”.
Ăn một tháng bằng… cả năm
Theo kết quả điều tra quốc gia về dinh dưỡng lần thứ 4 của Viện Dinh dưỡng quốc gia công bố năm 2012, trung bình mỗi người dân Việt Nam ăn khoảng 32,2kg thịt mỗi năm. Như vậy, mỗi tháng, người dân ăn gần 2,7kg thịt, hơn cả lượng thịt mà người dân thời bao cấp được ăn trong… cả năm. Trung bình, mỗi bữa người Việt ăn 188g thịt nhưng chỉ có 60,8g quả chín, 160g rau xanh/ngày, bằng một nửa so với khẩu phần rau xanh được khuyến cáo (300 g/ngày). Trong khi người Nhật cũng chỉ ăn trung bình 26kg thịt/năm.
TS Lê Danh Tuyên – Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội và quá trình hội nhập, chế độ dinh dưỡng của người Việt trong 10 năm qua đã thay đổi rất nhiều và ngày càng bất hợp lý.
Cách đây 10 năm, phần trăm năng lượng do protein chỉ chiếm 11% thì nay đã tăng lên hơn 15%, tỷ lệ năng lượng do lipid đã tăng lên gấp đôi.
Ngoài ra, thanh thiếu niên ở thành phố còn ăn rất nhiều thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn rán, nướng… nên nguy cơ thừa đạm, béo phì rất cao. Do đó các bệnh về rối loạn chuyển hóa cũng gia tăng.
Bạn có thể mua cho mình chiếc máy đo huyết áp để kiểm tra huyết áp của mình và nhịp tim của mình giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến huyết áp và tim mạch.
“Chưa bao giờ tôi thấy nhiều người bị bệnh tim mạch đến như vậy” – GS-TS Nguyễn Lân Việt – Viện trưởng Viện Tim mạch quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội) nhận định. Theo GS Việt, nếu như cách đây 10 năm, Viện Tim mạch chỉ có 1 bệnh phòng với vài chục giường thì nay đã “nở” ra 9 bệnh phòng nhưng vẫn quá tải. Bệnh nhân điều trị tại Viện cũng thường xuyên có khoảng 400 người, mỗi ngày lại có từ 80 – 100 người đến khám…
Theo bác sĩ Dương Đức Hùng (Viện Tim mạch quốc gia), ngày trước bệnh tim mạch là bệnh của người già thì hiện nay ngày càng có nhiều người trẻ mắc bệnh. Anh Nguyễn Minh Thành (Hà Nam) mới 31 tuổi, nhập viện trong tình trạng đau tức ngực, khó thở, nhiều lúc suýt ngất. Các bác sĩ chẩn đoán anh bị tắc động mạch vành, nếu để lâu có khả năng nhồi máu cơ tim, đột quỵ rất nguy hiểm.
Ăn một tháng bằng… cả năm
Theo kết quả điều tra quốc gia về dinh dưỡng lần thứ 4 của Viện Dinh dưỡng quốc gia công bố năm 2012, trung bình mỗi người dân Việt Nam ăn khoảng 32,2kg thịt mỗi năm. Như vậy, mỗi tháng, người dân ăn gần 2,7kg thịt, hơn cả lượng thịt mà người dân thời bao cấp được ăn trong… cả năm. Trung bình, mỗi bữa người Việt ăn 188g thịt nhưng chỉ có 60,8g quả chín, 160g rau xanh/ngày, bằng một nửa so với khẩu phần rau xanh được khuyến cáo (300 g/ngày). Trong khi người Nhật cũng chỉ ăn trung bình 26kg thịt/năm.
TS Lê Danh Tuyên – Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia cho biết, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội và quá trình hội nhập, chế độ dinh dưỡng của người Việt trong 10 năm qua đã thay đổi rất nhiều và ngày càng bất hợp lý.
Cách đây 10 năm, phần trăm năng lượng do protein chỉ chiếm 11% thì nay đã tăng lên hơn 15%, tỷ lệ năng lượng do lipid đã tăng lên gấp đôi.
Ngoài ra, thanh thiếu niên ở thành phố còn ăn rất nhiều thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn rán, nướng… nên nguy cơ thừa đạm, béo phì rất cao. Do đó các bệnh về rối loạn chuyển hóa cũng gia tăng.
Bạn có thể mua cho mình chiếc máy đo huyết áp để kiểm tra huyết áp của mình và nhịp tim của mình giúp phòng ngừa các bệnh liên quan đến huyết áp và tim mạch.
Tin cùng loại
- Thận trọng với khăn giấy ướt kém chất lượng
- Sử dụng bọc nilon thế nào để không độc hại cho cơ thể?
- Giải cứu thịt lợn, dịch lở mồm long móng bùng phát
- 2/3 dân số Việt Nam nhiễm loại vi khuẩn này
- Nguy cơ ngộ độc thực phẩm hiện nay và biện pháp phòng chống
- Thói quen xấu cần tránh để sống khỏe mạnh - P2
- Thói quen xấu cần tránh để sống khỏe mạnh - P1
- Các sai lầm mắc phải khi dùng thớt
- 6 lợi ích bất ngờ của kính áp tròng
- Tình trạng hút thuốc lá ở Việt Nam