Ảnh hưởng của dậy thì muộn đối với thiếu niên

Độ tuổi dậy thì trung bình từ 12 đến 17 (đối với nam), 10 đến 15 tuổi (đối với nữ). Tuy nhiên, quá trình này diễn ra không giống nhau ở mỗi người. Có người dậy thì sớm và có người dậy thì muộn.

Dậy thì là giai đoạn phát triển có tính chất độc biến của con người. Đặc điểm dễ nhận thấy khi bước vào giai đoạn này là sự phát triển của bộ phận sinh dục, chẳng hạn như: sự phát triển của vú (trung bình 11 đối với nữ), mọc lông mu; tinh hoàn to ra (ở nam giới), dương vật dài ra, mọc lông, vỡ giọng...

Dậy thì muộn ở tuổi thiếu niên thường do chế độ ăn uống, di truyền,... hoặc tác động của môi trường sống
Nguyên nhân dậy thì muộn
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến dậy thì muộn: do di truyền, bất thường hoặc bị tổn thương não (ở vùng dưới đồi, tuyến yên), tuyến sinh dục (buồng trứng, tinh hoàn), hoặc do ăn uống, dùng thuốc (có chất nội tiết)... Cũng có thể do môi trường sống và xã hội tác động.
Ảnh hưởng của dậy thì muộn đối với sức khỏe
Dậy thì muộn thường không ảnh hưởng đến sức khỏe hay sự phát triển của cơ thể nhưng lại dễ ảnh hưởng đến tâm lý. Thiếu niên thường cảm thấy mặc cảm, tự ti khi bạn bè nào cũng có, và mình thì lại trẻ con hơn các bạn. Có người thì hoang mang lo sợ "do bị bệnh nên không phát triển như bạn bè cùng trang lứa", thậm chí quá lo lắng mà dẫn đến trầm cảm.

Dậy thì muộn là thiếu niên lo lắng nghĩ mình không phát triển bình thường như bạn bè
Cách điều trị tâm lý cho thiếu niên
Đối với những trường hợp trên các em cần phải bình tĩnh, nếu cảm thấy không thể giải quyết tất cả những thắc mắc về vấn đề phát triển của cơ thể thì nên hỏi người lớn hoặc nhờ tới sự tư vấn của bác sĩ.
Khi vượt quá độ tuổi dậy thì mà vẫn chưa có các biểu hiện của tuổi dậy thì (con trai - 18 tuổi, con gái - 16 tuổi) , thì nên đi khám để được tư vấn và điều trị để tránh ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cơ thể.

 

Tin cùng loại

Bình luận