Những điều cần lưu ý khi xông hơi
Xông hơi là một liệu pháp dân gian, có tác dụng làm cho người bệnh mau khỏi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp xông hơi có thể làm cho người bệnh thấy khó thở, tức ngực, ... hoặc bị sốc năng.
Xông hơi là liệu pháp dân gian khi bị “nhiễm nước”, cơ thể cảm giác nhức mỏi, sợ gió, sợ lạnh, kèm theo sổ mũi, hắt hơi hoặc bị sốt mà không ra mồ hôi, lúc ấy nên xông.
Các loại nguyên liệu khi xông
Nguyên liệu xông là một số loại lá cây - thảo dược còn tươi, rửa sạch, nấu sôi, dùng hơi nóng tỏa ra để xông. Lá xông gồm các nhóm chính như sau:
- Lá có tác dụng hạ nhiệt như: tre, duối, chùm ruột…
- Lá có tác dụng kháng khuẩn: hành, lá hoặc củ tỏi, đu đủ, soài, ngải cứu…
- Lá có chứa tinh dầu: ngũ trảo, é tía, sả, chanh, bưởi, khuynh diệp (bạch đàn), bạc hà, húng, trầu, lá hoặc củ gừng…
Các loại nguyên liệu để nấu thành nồi xông hơi
Cách nấu lá xông
Đổ nước 2/3 nồi, cho lá có tác dụng hạ nhiệt vào trước. Lúc nước gần sôi thì cho lá có tác dụng kháng khuẩn vào và cuối cùng là bỏ lá tinh dầu vào. Đừng cho tất cả lá vào nấu cùng một lượt, tinh dầu rất dễ bay hơi và như vậy sẽ làm giảm tác dụng điều trị. Cần canh lửa vừa phải, nắp nồi đậy kín, khi nước sôi trở lại 2 - 3 phút thì bắc xuống và xông ngay.
Những điều cần lưu ý khi xông
Phương pháp nấu lá xông hơi có tác dụng làm người bệnh nhanh khỏi, nhưng không phải lúc nào cũng xông được. Chỉ nên điều trị xông lá trong khoảng từ 1- 2 ngày đầu bị bệnh. Lúc này, khí độc, gió độc đang nằm dưới biểu nên phương pháp xông sẽ có tác dụng mở lối cho khí độc thoát ra ngoài. Nếu cảm đã bị nhiễm sâu vào trong lúc đó không nên xông mà phải dùng các phương pháp điều trị thích hợp khác.
Xông hơi có thể gây sốc nếu không đúng cách
Không được áp dụng liệu pháp này cho người ra nhiều mồ hôi, mất nước, mất máu nhiều, chóng mặt, già yếu lú lẫn, mắc bệnh ngoài da, người bệnh nặng mới ốm dậy, bị bệnh huyết áp cao, tim mạch, phụ nữ có thai, trẻ em dưới 12 tuổi cũng không được xông.
Trong quá trình xông nếu thấy khó thở, tức ngực, choáng váng, bủn rủn... cần ngừng ngay, trường hợp bị sốc nặng phải đưa tới bệnh viện để cấp cứu. Nếu bệnh nhân bị sốt cao, co giật do nhiễm khuẩn (như viêm họng, ho, chấn thương, nhiễm trùng...) thì không nên tùy tiện xông hơi mà phải đi khám bệnh ở cơ sở y tế.
Tin cùng loại
- Bí quyết uống sữa trong thai kì khỏe mạnh
- Những thực phẩm giàu Vitamin C
- Mẹo chữa hóc xương cá nhanh chóng
- Những điều cần biết khi dị ứng mỹ phẩm
- Để có làn da tươi trẻ vào buổi sáng
- Mẹo quần áo luôn thẳng nếp không cần là
- Mẹo trị mỏi cổ
- Trị quầng thâm mắt đơn giản tại nhà
- Cách trị sẹo rỗ mặt tại nhà phục hồi làn da
- 9 mẹo nhỏ tốt cho sức khỏe