Ăn trái cây như thế nào cho an toàn?
Vụ việc có ít nhất 31 người nhập viện, 3 người tử vong do ăn phải táo nhiễm vi khuẩn Listeria monocytogenes tại Mỹ cho thấy nếu ăn trái cây không đảm bảo an toàn (nhiễm thuốc bảo vệ thực vật, giun sán, vi khuẩn...) sẽ đe dọa sức khỏe người sử dụng.
Theo Cục An toàn thực phẩm, để sử dụng trái cây an toàn, việc đầu tiên là khi đi mua cần lưu ý nguồn gốc xuất xứ, nên mua tại các cơ sở có chứng nhận cơ quan chức năng về vệ sinh an toàn thực phẩm. Cần lựa những trái cây có màu sắc tươi đẹp, không bị dập úng, không có những biểu hiện lạ như nấm mốc. Đặc biệt là khi ngửi phải có mùi đặc trưng của quả đó thì trái cây đó mới an toàn.
Với trái cây có mùi “hắc” thì rất có thể nhiễm thuốc bảo vệ thực vật. Trái cây trái vụ cũng là những loại thực phẩm có nguy cơ nhiễm hóa chất bảo vệ, chất kích thích nhiều nhất. Vì thế, trái cây hay rau củ đều nên ăn theo mùa, hạn chế dùng trái cây trái vụ.
Một điều cần lưu ý nữa, đó là việc bảo quản, rửa trái cây như thế nào để loại bỏ được tối đa vi khuẩn, thuốc bảo vệ thực vật?
Theo BS Lâm Quốc Hùng, Cục An toàn thực phẩm, người tiêu dùng có thói quen mua trái cây về là để nguyên trong túi bảo quản trong tủ lạnh, chỉ đến khi ăn mới rửa. Điều này là không nên vì nếu không may trái cây có nhiễm vi khuẩn, nấm mốc… thì có thể lây lan sang các thực phẩm khác trong tủ lạnh. Vì thế, khi mua trái cây vềnên rửa sạch sẽ rồi mới bảo quản trong tủ lạnh.
Với trái cây có mùi “hắc” thì rất có thể nhiễm thuốc bảo vệ thực vật. Trái cây trái vụ cũng là những loại thực phẩm có nguy cơ nhiễm hóa chất bảo vệ, chất kích thích nhiều nhất. Vì thế, trái cây hay rau củ đều nên ăn theo mùa, hạn chế dùng trái cây trái vụ.
Một điều cần lưu ý nữa, đó là việc bảo quản, rửa trái cây như thế nào để loại bỏ được tối đa vi khuẩn, thuốc bảo vệ thực vật?
Theo BS Lâm Quốc Hùng, Cục An toàn thực phẩm, người tiêu dùng có thói quen mua trái cây về là để nguyên trong túi bảo quản trong tủ lạnh, chỉ đến khi ăn mới rửa. Điều này là không nên vì nếu không may trái cây có nhiễm vi khuẩn, nấm mốc… thì có thể lây lan sang các thực phẩm khác trong tủ lạnh. Vì thế, khi mua trái cây vềnên rửa sạch sẽ rồi mới bảo quản trong tủ lạnh.
Khi mua trái cây về nên rửa sạch dưới vòi nước chảy rồi mới để tủ lạnh bảo quản.
Thêm một thói quen nữa, đó là người dân thường có thói quen rửa trái cây (hay cả rau, củ) trong chậu nước, phương pháp này chủ yếu là rửa sạch các chất bẩn hữu cơ như đất, rác…còn rất khó để rửa sạch giun sán, ký sinh trùng, vi khuẩn bám ở bề mặt trái cây, rau.
Và để đảm bảo rau được rửa sạch, trôi các loại ký sinh trùng, giun sán bám trên bề mặt trái cây, rau, mọi người có thể áp dụng biện pháp đơn giản sau: Đầu tiên hãy ngâm trái cây trong 5 - 10 phút để làm mềm các chất bẩn bề mặt. Sau đó rửa trực tiếp dưới vòi nước chảy. Với những trái cây mềm như nho, dâu tây cho trái cây dưới vòi nước chảy, dùng tay nhẹ nhàng rửa sạch bề mặt. Còn với trái cây như táo, xoài… việc cọ vỏ dưới vòi nước chảy sẽ giúp loại bỏ các vi khuẩn, nấm mốc và dư lượng hoá chất trừ sâu bám ở bề mặt củ quả, rau xanh. Với táo, đặc biệt lưu ý ở đầu núm táo là nơi có thể tồn tại nhiều tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, vi khuẩn nhất nên phải rửa kỹ núm táo.
Khi lấy trái cây ra ăn nên rửa sạch như trên và ngâm trong nước muối một lần.
Sau khi rửa sạch dưới vòi nước chảy, để ráo nước rồi bảo quản trong tủ lạnh. Khi lấy ra ăn nênrửa lại như trên và ngâm trong nước muối một lần nữa trước khi ăn.
Tuy phương pháp này khá tốn nước nhưng lại là biện pháp rất hiệu quả để loại bỏ vi khuẩn, tồn dư hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật ra khỏi trái cây. Các biện pháp khác như ngâm muối, thuốc tím, thậm chí sục ozon cũng không loại bỏ hoàn toàn hiệu quả như biện pháp này mà chỉ là biện pháp hỗ trợ sau khi rửa sạch trái cây, củ quả dưới vòi nước chảy.
Tin cùng loại
- Bí quyết uống sữa trong thai kì khỏe mạnh
- Những thực phẩm giàu Vitamin C
- Mẹo chữa hóc xương cá nhanh chóng
- Những điều cần biết khi dị ứng mỹ phẩm
- Để có làn da tươi trẻ vào buổi sáng
- Mẹo quần áo luôn thẳng nếp không cần là
- Mẹo trị mỏi cổ
- Trị quầng thâm mắt đơn giản tại nhà
- Cách trị sẹo rỗ mặt tại nhà phục hồi làn da
- 9 mẹo nhỏ tốt cho sức khỏe