Tác dụng không ngờ khi ngâm chân với nước muối

Bàn chân có rất nhiều huyệt đạo quan trọng nên thường được xem là trái tim thứ 2 của cơ thể. Đó là lý do tại sao khi ngâm chân xong bạn thường cảm thấy thoải mái.

Cơ thể con người như một xưởng hoá học, các bộ phận trong cơ thể liên tục làm việc ngày đêm theo quy luật: hô hấp; bài tiết; sinh sản; … Các nhà y học cho rằng, bàn chân như tấm gương của cơ thể, nó phản ảnh tương đối chính xác tình hình sức khoẻ của con người. Dưới bàn chân chúng ta có hơn 20 huyệt đạo, thường xuyên ngâm chân trong nước ấm muối sẽ thúc đẩy khí huyết vận hành. Những tác dụng bất ngờ từ việc ngâm chân đối với cơ thể bạn:

Chữa bệnh mất ngủ

Rất nhiều bạn do căng thẳng trong học tập và công việc khiến giấc ngủ không được ngon và sâu. Khi tình trạng mất ngủ kéo dài gây mất ngủ kinh niên sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Dùng nước ấm ngâm chân một lần mỗi tối trước khi đi ngủ sẽ có tác dụng kích thích tuần hoàn máu, qua đó giúp cân bằng thể trạng, lưu thông máu, cải thiện giấc ngủ.

ngam chan, ngam nuoc muoi

Tác dụng không ngờ khi ngâm chân với nước muối (Ảnh: giadinhvietnam)

Chữa chân tay lạnh

Ngoài ra, bước vào mùa thu, mùa đông, nhiều bạn sẽ cảm thấy bàn tay và bàn chân lạnh, thực tế là do việc lưu thông máu không được tốt. Lúc này, nếu bạn chịu khó ngâm chân bằng nước ấm, có thể đạt được hiệu quả thúc đẩy tuần hoàn máu, giảm mệt mỏi, căng thẳng, làm ấm cơ thể. Một tác dụng tuyệt vời của ngâm chân nữa là giúp ta có đôi chân xinh, mịn màng và thư giãn.

Giảm đau do viêm khớp

Trong thành phần của muối gồm có các cation (dương) và nation (âm) giúp cân bằng cơ thể, khi kết hợp với nước nóng sẽ tác dụng “nóng giãn, lạnh co cục bộ” đến các khớp xương. Chính vì điều đó nếu bạn đang bị các khớp xương đau nhức dạng viêm khớp, viêm dây thần kinh ngoại vi… thì nên sử dụng phương pháp ngâm chân với nước muối này.

ngam chan, ngam nuoc muoi

Tác dụng không ngờ khi ngâm chân với nước muối (Ảnh: thoibao)

Trị bệnh ngoài da

Bạn có thể trị bệnh nấm chân và trị nấm móng bằng cách ngâm chân trong nước nóng và muối. Vì muối là một trong những nguyên liệu chăm sóc da hiệu quả cao, đặc biệt là chăm sóc da chân vì nó có thể dưỡng ẩm và tẩy da chết, giảm ngứa, đau, nhức, giảm viêm nhiễm, đồng thời có khả năng sát trùng nên da vừa sạch hơn vừa nhanh phục hồi do viêm nhiễm nấm.

Khử mùi hôi của chân

Việc ngâm chân không chỉ đem lại cho bạn cảm giác thoải mái, thư giãn mà còn là cách hữu hiệu giúp bạn đối phó với mùi hôi chân. Ngâm chân sẽ giúp đôi chân sạch và loại bỏ những mùi hôi sau một ngày đi lại nhiều. Ngoài nước ấm và muối bạn có thể một vài loại thảo dược khác như nước cốt chanh hoặc vỏ chanh, phèn chua để nhận được kết quả tốt hơn.

ngam chan, ngam nuoc muoi

Tác dụng không ngờ khi ngâm chân với nước muối (Ảnh: Tâm An)

Một số lưu ý cần biết khi ngâm chân

  • 30 phút sau bữa ăn không nên ngâm chân, như vậy sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, về lâu dài dễ dẫn đến suy dinh dưỡng.
  • Nhiệt độ nước ngâm chân không quá 50 độ C. Nhiệt độ nước ngâm chân quá cao không những gây tổn thương chân mà còn khiến các mạch máu của bàn chân nở rộng, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, gây bất lợi cho cơ thể.
  • Trong khi ngâm chân, tư tưởng nên thoải mái, tránh căng thẳng hoặc suy nghĩ âu lo.
  • Không nên ngâm chân quá lâu. Tốt nhất chỉ nên ngâm chân trong khoảng thời gian từ 15 – 20 phút. Nếu ngâm chân trong thời gian quá dài máu sẽ lưu thông xuống các chi dưới, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của tim và não. Mùa đông nếu ngâm chân quá lâu có thể dẫn đến khô da, da bị mẩn ngứa.
  • Sau khi ngâm chân không nên đi ngủ luôn. Bạn nên lau khô chân và cân bằng nhiệt độ cơ thể, sau đó mới lên giường đi ngủ nhé.
  • Khi ngâm chân, nên ngâm ngập cổ chân, trên mắt cá khoảng 2cm. Nguyên tác ngâm chân này nên cần được chú ý vì ở cổ chân có 3 đường kinh dương (túc thiếu dương đởm, túc dương minh vị, túc thái dương bàng quang) 3 đường kinh âm (túc thái âm tỳ, túc thiếu âm thận, túc quyết âm can) đồng thời là nơi có nhiều huyệt nguyên, huyệt tỉnh nên phải để nước ngập cổ chân cho thuốc tác động lên các huyệt đạo, các đường kinh, can, tỳ, thận, bàng quang, kinh đởm, kinh vị làm cho khí huyết trong kinh mạch này lưu thông để từ đó tác động lên toàn bộ cơ thể.
  • Nên ngâm chân thường xuyên mỗi ngày. Sau khi ngâm xong bao giờ cũng dùng khăn khô lau sạch. Vào mùa đông thì lập tức ủ ấm. Chú ý không nên ngâm chân với mật ong vì trong mật ong thành phần chủ yếu của là đường, đường không thấm qua da. Nếu trên da có các vết thương phần mềm thì có thể bôi đắp trực tiếp.

ngam chan, ngam nuoc muoi

Tác dụng không ngờ khi ngâm chân với nước muối (Ảnh: Báo Phụ Nữ Việt Nam)

 

>> Cách trị hôi chân hiểu quả tại nhà

>> Phù chân trong thời kỳ mang thai

 

Nguồn: Việt Báo

Tin cùng loại

Bình luận