Chế độ ăn uống cho người bị ung thư
Để chống chọi lại các tế bào ung thư, người bệnh cần ăn nhiều cá, rau củ quả, ít thịt, cân bằng các chất dinh dưỡng thiết yếu và tăng cường uống nước.
Người bị ung thư cần một chế độ ăn uống khoa học để mang lại sức mạnh chống lại căn bệnh của mình. Sau đây là những lời khuyên từ các chuyên gia.
1. Ăn nhiều cá, rau quả, ít thịt
Chế độ ăn uống dành cho người bệnh ung thư tốt nhất là ăn nhiều cá, rau, ít thịt, thêm dầu thực vật, uống nhiều nước và vận động giúp cơ thể đủ chất dinh dưỡng và sức khỏe chống lại tế bào ung thư. Nên chia nhỏ các bữa ăn để dễ hấp thụ dưỡng chất hơn. Người bệnh chịu khó vận động, hạn chế nằm một chỗ, giúp cơ thể thoải mái, đầu óc thư giãn, tránh suy nghĩ tiêu cực, việc điều trị đạt hiệu quả cao hơn.
Người bị ung thư nên ăn nhiều rau củ quả và ít thịt (Nguồn: Giadinh365)
2. Ưu tiên các dưỡng chất cần thiết
Khi ăn uống, để đảm bảo cung cấp đủ các loại axit amin cho cơ thể, bệnh nhân cần ăn đa dạng các loại thực phẩm, khẩu phần phải cân đối giữa protein động và thực vật. Các loại thịt màu trắng như thịt gia cầm có lợi cho sức khoẻ. Bên cạnh đó cần bổ sung thêm các nguồn sắt, kẽm từ thịt có màu đỏ như heo, bò, tôm, cua, cá...
Về tinh bột, nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch), củ (khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn...). Trong chế độ dinh dưỡng của người bị ung thư, nên tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa đường đơn cũng như các chất phụ gia thực phẩm, bởi vì chúng là một trong những yếu tố làm tăng tỷ lệ bệnh ung thư.
Cuối cùng là chất béo (lipid), chất cho giá trị năng lượng cao, giúp hình thành cấu trúc tế bào cơ thể. Trong khẩu phần ăn hàng ngày cần phải có một hàm lượng lipid nhất định, trong đó hàm lượng axit béo không no không quá 50% tổng năng lượng.
Cần đa dạng các chất dinh dưỡng trong chế độ ăn uống (Nguồn: Lamdep)
3. Tăng cường uống nước
Trong thời gian bệnh và điều trị, bệnh nhân thường bị thay đổi khẩu vị. Sự thay đổi khẩu vị này sẽ biến mất sau khi chấm dứt điều trị. Trước mắt, để giảm thiểu cảm giác khó chịu, bệnh nhân nên súc miệng trước khi ăn, dùng thêm những loại trái cây có vị chua như cam, quýt, chanh, bưởi...
Đa phần bệnh nhân đang hóa trị liệu thường buồn nôn và nôn. Trong thời gian này nên ăn trước khi đói vì nếu đợi cơn đói đến sẽ làm tăng cảm giác buồn nôn. Cần uống nhiều nước, uống chậm, nhiều hớp trong ngày. Cần ăn uống lành mạnh, tránh những thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nồng, nặng mùi. Lượng nước nên uống mỗi ngày là từ 8 đến 12 ly, có thể là nước đun sôi để nguội, nước ép rau, quả, sữa hoặc những thực phẩm chứa nhiều nước. Điều quan trọng là uống nước ngay cả những lúc không khát.
Người bị ung thư cần tăng cường uống nước (Nguồn: Eva)
Táo bón cũng là một vấn đề rất thường thấy ở bệnh nhân ung thư. Nguyên nhân có thể là thiếu nước hoặc thiếu nhiều chất xơ trong chế độ ăn, thiếu hoạt động thể lực, những tác động bởi liệu pháp điều trị. Do vậy việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý trước, trong và sau quá trình điều trị là rất cần thiết giúp giảm thiểu những bất lợi do tác dụng phụ của phương pháp điều trị.
Theo VNexpress
Tin cùng loại
- Thực phẩm và ung thư
- Hiểu biết thêm về ung thư cẳng chân
- Những bệnh ung thư thường gặp nhất
- 8 cách có thể giúp bạn tránh bị ung thư
- Ung thư ruột già là gì
- Tắm trắng có nguy cơ gây ung thư da không
- 8 món ăn tốt cho bệnh nhân ung thư da
- Những điều bạn cần thay đổi trong lối sống để tránh ung thư
- Những biện pháp để luôn vui khỏe sau điều trị ung thư vú
- 7 dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư vú