Chứng vỡ giọng kéo dài sau tuổi dậy thì.

Vỡ giọng là hiện tượng bình thường ở các bạn nam khi dậy thì. Tuy nhiên nếu có hiện tượng chứng vỡ giọng kéo dài sau tuổi dậy thì thì đây lại là bệnh lí cần điều trị.

Có một số bạn nam trong tuổi dậy thì cũng có những biến đổi sinh lí bình thường bao gồm cả chứng vỡ giọng. Tuy nhiên giọng của họ lại thanh như con gái, yếu và dễ hụt hơi. Điều này khiến họ mặc cảm khi giao tiếp với mọi người. Điều này kéo dài cho đến khi họ qua tuổi dậy thì nhưng đa phần họ đều chấp nhận sống chung với nó vì họ cho rằng đó là do cấu tạo họng của mình không thể khác được.

 

Sau dậy thì, giọng vẫn không trầm xuống( Nguồn: alobacsi)
 

Tuy nhiên sự thật không phải vậy hiện tượng này chính là chứng vỡ giọng kéo dài sau tuổi dậy thì. Các bác sĩ ở khoa Thanh Học , bệnh viện Tai Mũi Họng TƯ cho biết, ở tuổi dậy thì cho dù là trai hay gái cũng sẽ có sự biến đổi về thể tích thanh quản dẫn tới thay đổi về tần số giọng nói.

Ở tuổi 14, dây thanh quản ở cả nam lẫn nữ có kùng kích cỡ, khoảng 9.5mm. Tuy nhiên khi bước vào tuổi dậy thì, dây thanh quản của nam sẽ dài thêm 10mm trong khi của nữ chỉ dài thêm 4mm. Chính vì thế giọng của nam sẽ trầm hơn giọng của nữ.

Thông thường giai đoạn vỡ giọng này kéo dài từ 3-6 tháng, sau đó sẽ ổn định và hình thành giọng đàn ông. Tuy nhiên nếu đã qua 17-18 tuổi mà giọng vẫn không trầm xuống thì tình trạng này gọi là chứng vỡ giọng kéo dài sau tuổi dậy thì chủ yếu gặp ở các bạn nam.


 

Nếu vỡ giọng kéo dài thì nên đi khám sớm ( Nguồn: Thanhnien)


Lời khuyên của các bác sĩ nếu các bạn nam đã qua 17 tuổi mà vẫn chưa kết thúc quá trình vỡ giọng thì nên đến khám tại các trung tâm y tế để được điều trị kịp thời. Nếu để qua tuổi 20 thì việc điều trị sẽ gặp khó khăn và ít đạt được hiệu quả do dây thanh quản teo dần. Có 2 cách cơ bản để điều trị chứng vỡ giọng kéo dài là: luyện tập tăng cường hơi thở để hỗ trợ tốt cho việc phát âm và tập một số bài luyện âm cơ bản nhằm hạ thấp giọng.
 
Theo Tienphong
 
 

Tin cùng loại

Bình luận