Mẹo giúp mắt cận không lên độ

Cận thị ở Việt Nam hiện nay là một bệnh tương đối phổ biến, nhiều trẻ em chỉ vừa vào lớp 1 đã phải đeo kính. Vậy làm cách nào để giữ cho đôi mắt không tăng độ?

Chăm sóc mắt cận như thế nào?
 
Mắt cận là mắt có thị lực yếu hơn bình thường, do đó người bị cận thường dễ mỏi mắt hơn người không bị cận. Nguyên nhân bệnh có thể do di truyền hoặc môi trường sống tuy nhiên để bảo vệ mắt cận cũng như phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh, bạn cần phải có những hiểu biết nhất định về cách chăm sóc đôi mắt của mình.
 

Càng ngày có càng nhiều trẻ em bị cận thị (Nguồn: Internet)

Nếu bạn cận dưới 0,75o thì có thể không cần phải đeo kính. Từ khoảng 1-2o thì chỉ cần phải đeo kính khi nhìn các vật ở xa. Lưu ý rằng cần phải có ý kiến của bác sĩ cũng như đo khám cẩn thận khi đeo kính.

Bạn cũng không nên đeo kính quá nhiều, điều này sẽ làm mắt lệ thuộc vào kính. Hãy để mắt được thư giãn bằng cách không đeo kính khi bạn làm những việc đơn giản. Đối với mắt cận đã phẩu thuật, cần phải đảm bảo đúng khoảng cách, độ cao khi làm việc trước màn hình máy tính, xem tivi, đọc sách…

Ánh sáng cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ mắt. Không nên để ánh sáng trực tiếp chiếu vào mắt cũng như để mặt làm việc trong môi trường quá tối. Trong những trường hợp này, mắt sẽ chịu áp lực nhiều hơn, kéo theo tình trạng mỏi mắt, khô mắt. Vì vậy, bạn cần điều chỉnh công việc nhằm nghỉ ngơi đúng quy định để có một đôi mắt khỏe.

 

Không nên để ánh sáng trực tiếp chiếu vào mắt (Nguồn: Internet)
 

Bổ sung thực phẩm tốt cho mắt

 
Bên cạnh việc điều chỉnh môi trường, chế độ sinh hoạt cho mắt thì việc bổ sung những thực phẩm tốt cho mắt cũng hết sức quan trọng.

- Vitamin A: Vitamin A rất quan trọng với đôi mắt mỗi người, đặc biệt là mắt cận thị. Hãy bổ sung cho mắt đầy đủ vitamin A bằng cách sử dụng các thực phẩm như lòng đỏ trứng gà, sữa, các loại rau củ có màu đỏ, cam như rau dền, cà chua, gấc, cà rốt, đu đủ…

 

Lòng đỏ trứng gà rất giàu vitamin A (Nguồn: Internet)

- Vitamin nhóm B: Thiếu vitamin B1 có thể gây xuất huyết võng mạc, thiếu vitamin B2 sẽ làm giảm khả năng hấp thu ánh sáng của mắt, viêm giác mạc hoặc đục thủy tinh thể. Thiếu vitamin B3 có thể dẫn đến bệnh mù ban đêm. Để cung cấp vitamin B cho mắt, bạn hãy ăn các loại đậu, thịt đỏ, sữa, trứng…

- Kẽm: Kẽm giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, ngăn ngừa khô, mỏi mắt. Kẽm thường có nhiều trong thịt đỏ, thịt gà, lòng đỏ trứng gà…

 

Kẽm giúp ngăn ngừa khô, mỏi mắt (Nguồn: Internet)

- Beta carotene: Đây là một tiền chất của vitamin A giúp mắt sáng hơn. Chúng có nhiều trong các loại rau củ có màu vàng, cam như cà rốt, khoai lang, bi đỏ…

-Crom và Selen: Nhãn cầu mắt sẽ bị lồi ra, mắt cận tăng độ nhanh hơn nếu thiếu crom. Bên cạnh đó, selen giúp đảm bảo sự ổn định của thị lực. Các loại thực phẩm như gan bò, lòng đỏ trứng gà, nấm rất giàu crom, trong khi selen lại có nhiều trong hải sản như tôm, cua, ốc, các loại cá, đậu…

 

Nếu thiếu crom, mắt sẽ tăng độ nhanh hơn (Nguồn: Internet)
 
Theo Bestie

Tin cùng loại

Bình luận