Ung Thư Cổ Tử Cung - Nỗi Ám Ảnh Của Phụ Nữ

Điều đáng sợ nhất ở bệnh ung thư cổ tử cung là không có triệu chứng nào rõ ràng ở giai đoạn đầu. Theo Hiệp hội Ung thư Mỹ, ước tính có khoảng 12.340 trường hợp ung thư cổ tử cung ở Mỹ mỗi năm. Đáng buồn thay, khoảng 4.000 phụ nữ chết bởi căn bệnh này vì không kịp thời phát hiện những triệu chứng bệnh ở giai đoạn đầu và điều trị kịp thời.

Phụ nữ ở mọi lứa tuổi đều có nguy cơ bị ung thư cổ tử cung một khi họ bắt đầu có quan hệ tình dục. Và u nhú ở người (HPV) là nguyên nhân phổ biến nhất khiến các tế bào ung thư ác tính bắt đầu phát triển trong các mô của cổ tử cung. Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến thứ hai trên thế giới mà chị em thường gặp. Mặc dù bệnh có thể gây tử vong cho chị em nhưng cũng lại là bệnh có thể ngăn ngừa và điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm, kịp thời.
 
   
 
Ung thư cổ tử cung thường diễn biến qua nhiều năm. Hầu hết giai đoạn sớm của bệnh là sự thay đổi tiền ung thư (là sự biến đổi nhẹ của các tế bào đê dần dần có thể phát triển thành ung thư) của lớp niêm mạc cổ tử cung. Nếu những thay đổi này được phát hiện kịp thời thì rất thuận lợi cho điều trị và phòng ngừa ung thư lan tràn. 

Triệu chứng của bệnh ung thư cổ tử cung:

  • Ở giai đoạn tiền ung thư cổ tử cung: dị sản và loạn sản hiếm khi có triệu chứng do vậy chỉ phát hiện được khi làm phiến đồ âm đạo.
  • Ở giai đoạn ung thư thể xâm lấn: Dấu hiệu chính là ra máu âm đạo bất thường, ra máu sau giao hợp có thể ít hoặc chảy máu nhiều như kinh nguyệt.
Triệu chứng thứ 2 là ra khí hư âm đạo màu vàng nhạt hoặc nhầy máu, đặc biệt ra khí hư rất hôi ở bệnh nhân có tổn thương hoại tử nhiều.
Một số bệnh nhân có thể có biểu hiện đau vùng thắt lưng cùng hoặc vùng mông, các triệu chứng này có thể liên quan đến các hạch vùng chậu hoặc hạch cạnh động mạch chủ chèn ép vào các rễ thần kinh thắt lưng cùng hoặc có thể gây ra giãn thận.
Ngoài ra còn một số triệu chứng liên quan đến trực tràng và hệ tiết niệu như: đi tiểu ra máu, đi ngoài ra máu có thể xuất hiện khi khối u xâm lấn vào bàng quang và trực tràng.

      

Vị trí cổ tử cung ở sâu, khó giữ vệ sinh, dễ mắc bệnh. Rất may ung thư cổ tử cung là loại ung thư có thể phát hiện ở giai đoạn sớm, khi đó điều trị đem lại tỷ lệ khỏi bệnh cao nhất.
Tỷ lệ điều trị khỏi ung thư cổ tử cung ở giai đoạn sớm là 90%, nhưng tỷ lệ chữa khỏi chung cho mọi giai đoạn ung thư cổ tử cung chỉ đạt tới 60%. Phẫu thuật cắt tử cung không ảnh hưởng đến người phụ nữ khi quan hệ tình dục.
  • Thực hiện xét nghiệm Pap hai năm một lần sẽ giúp giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung đến 90%. Cách duy nhất để phát hiện kịp thời ung thư cổ tử cung là phụ nữ trên 30 tuổi nên đi khám tầm soát đều đặn mỗi năm 2 lần ở phòng khám phụ khoa, làm xét nghiệm tế bào âm đạo, tìm ung thư khi còn sớm. Ngày nay, phụ nữ ngày càng ý thức tầm quan trọng của khám phụ khoa định kỳ và xét nghiệm tế bào âm đạo, các cơ sở y tế bình thường cũng làm được xét nghiệm này nên rất dễ để chị em có thể kiểm tra thường xuyên.
  • Điều trị sớm, kết quả khỏi bệnh cao. Ung thư cổ tử cung là loại diễn tiến chậm, phần lớn diễn tiến tại vùng, tại chỗ, thường gặp ở phụ nữ tuổi từ 40-60 và chiếm khoảng 25% các trường hợp ung thư hằng năm.
Tùy theo giai đoạn sớm muộn mà thầy thuốc chuyên khoa sẽ định kế hoạch điều trị. Các giai đoạn của ung thư cổ tử cung tính từ nhẹ đến nặng gồm 4 giai đoạn. Nếu bệnh ở giai đoạn một và được điều trị sớm và đúng cách thì có đến 80% – 90% bệnh nhân khỏi bệnh sau 5 năm, nếu ở giai đoạn hai thì khoảng 70% – 80%. Khi bệnh đã tiến xa (giai đoạn ba và bốn), việc điều trị tuy rất khó khăn nhưng vẫn có hy vọng cho kết quả tốt. Ở giai đoạn ung thư đã di căn hầu như không thể chữa khỏi, bác sĩ chỉ có thể dùng hóa chất để làm chậm sự tiến triển của bệnh.

Ngoài ra, viêm nhiễm HPV không có nghĩa là bị ung thư. Trong thực tế, ở độ tuổi đôi mươi (hay khi mới có quan hệ tình dục), có khoảng 60% đến 80% phụ nữ bị nhiễm virus HPV, nhưng sau 12 tháng, 70% trong số này không còn bị nhiễm nữa và sau 24 tháng chỉ còn 9% tiếp tục bị nhiễm HPV. Các yếu tố tạo thuận lợi cho ung thư phát sinh: phụ nữ sinh đẻ nhiều, viêm cổ tử cung mãn tính, lấy chồng sớm.

Ai có nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung?

- Phụ nữ độ tuổi 35-50 dễ mắc bệnh ung thư cổ tử cung.

- Phụ nữ có 5 con trở lên có nguy cơ mắc bệnh cao.

- Những phụ nữ có hoạt động tình dục trước 17 tuổi và có nhiều bạn tình.

- Những người có tiền sử mắc bệnh viêm nhiễm đường sinh dục do virut papilloma hoặc herpes.

- Vệ sinh cá nhân kém
 
   

Phòng tránh ung thư cổ tử cung

- Tiêm vắcxin HPV phòng ngừa ung thư cổ tử cung.

- Chung thủy 1 vợ 1 chồng, không quan hệ với nhiều bạn tình.

- Khám phụ khoa định kì 6 tháng/lần, để phát hiện sớm các bệnh phụ nữ thường gặp, làm thêm xét nghiệm tế bào cổ tử cung (pap smear) để kiểm soát bệnh ung thư cổ tử cung hữu hiệu nhất.

- Thực hiện kế hoạch hóa gia đình, không đẻ nhiều con.

- Thực hiện an toàn tình dục: sử dụng biện pháp tránh thai an toàn.

- Tránh xa thuốc lá, và các chất kích thích.

- Vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục hàng ngày, trước và sau khi quan hệ.

Ngoài ra, hàng ngày bạn có thể sử dụng thêm các loại thực phẩm bổ trợ phòng ngừa u nang, u xơ để có một hệ miễn dịch tốt chống lại các nguy cơ của bệnh ung thư.

 

Tin cùng loại

Bình luận