Phòng chống tiểu đường thai kỳ

Hầu hết mọi người trên toàn thế giới đều nghe tới bệnh tiêu đường. Hai dạng phổ biến được biết đến đó là tiêu đường loại 1 và loại 2. Tuy nhiên, số ít người không biết rằng có một loại bệnh tiểu đường thứ 3, phát triển trong thời kỳ mang thai – được gọi là tiểu đường thai kỳ .

Cách tốt nhất để phòng ngừa tiểu đường thai kỳ là giữ lượng đường trong máu ở mức cân bằng, tránh nguy cơ tăng đường huyết trong giai đoạn mang thai.
Phòng, chống tiểu đường thai kỳ
Khi mang thai, cần kiểm tra thường xuyên nếu có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường thai kỳ hoặc dù không có dấu hiệu cũng nên có kế hoạch phòng ngừa là bước cần thiết để bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ hợp lý và hiệu quả.
Giữ thói quen vận động. Tập thể dục trước và trong khi mang thai có thể giúp bảo vệ chống lại việc phát triển bệnh tiểu đường thai. vận động trong 30 phút ở mức vừa phải hầu hết các ngày trong tuần. Hãy đi bộ nhanh mỗi ngày, đi xe đạp, bơi vòng….
Bottom of Form Ăn các thực phẩm lành mạnh Chọn thực phẩm nhiều chất xơ và ít chất béo và calo. Tập trung vào trái cây, rau và ngũ cốc. Phấn đấu cho sự đa dạng để giúp bạn đạt được mục tiêu của bạn mà không ảnh hưởng đến mùi vị hoặc dinh dưỡng.
Giảm cân dư thừa trước khi mang thai. Không nên giảm cân trong thời kỳ mang thai vì cơ thể phải làm việc nhiều thêm để hỗ trợ sự phát triển của em bé. Nhưng có thể giảm cân hợp lý trước thời kỳ mang thai để có sức khỏe tốt cho thai kỳ. Tập trung vào việc thay đổi thói quen ăn uống. Động viên bản thân bằng cách ghi nhớ những lợi ích lâu dài của việc giảm cân…
Theo dõi lượng đường trong máu của bạn thường xuyên. Mang thai ảnh hưởng đến kiểm soát lượng đường trong máu. Cần phải kiểm tra lượng đường trong máu của bạn thường xuyên hơn so với khi không mang thai. Nói chuyện với bác sĩ về mức độ thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu hợp lý.
Kiểm soát và điều trị hạ đường huyết một cách nhanh chóng. Việc kiểm soát lượng đường trong máu có thể dẫn tới một số trường hợp hạ đường huyết. Hãy chuẩn bị sẵn kẹo ngọt hoặc một sản phẩm có đường để ứng phó kịp thời với những trường hợp bất ngờ. Sau đó, cần gặp bác sĩ để kiểm tra tình trạng đường huyết và lên kế hoạch dinh dưỡng phù hợp.

Tin cùng loại

Bình luận