Chữa bệnh khớp đau tăng khi trời trở lạnh

Không khí lạnh tăng cường mang theo mưa, rét, đặc biệt là vào sáng sớm, buổi tối và ban đêm đã ảnh hưởng trực tiếp, nghiêm trọng đến sức khỏe của những người bị bệnh khớp. Tuy nhiên, khớp sẽ không đau tăng khi trời lạnh nếu như chúng ta nắm được nguyên nhân và biết điều trị đúng cách bệnh này.


Bệnh khớp chịu tác động trực tiếp bởi thời tiết

Theo Tiến sĩ Robert Newlin Jamison - giáo sư Khoa Tâm thần học và gây mê tại Đại học Y khoa Harvard (Mỹ) - chuyên gia nghiên cứu về hiệu ứng thời tiết trên các bệnh nhân đau mạn tính, thì sở dĩ người bị bệnh khớp thường đau nặng hơn khi trời lạnh hay thời tiết thay đổi là do tác động của áp suất khí quyển.

Tiến sĩ Jamison phân tích: Bình thường, áp suất khí quyển cao sẽ đẩy từ bên ngoài vào cơ thể khiến cho các mô không nở rộng ra được. Khi thời tiết xấu, áp suất khí quyển giảm xuống, các mô nở ra tạo áp lực cho các khớp. Đặc biệt đối với những bệnh nhân mạn tính, dây thần kinh có thể nhạy cảm hơn.

Chữa bệnh khớp đau tăng khi trời lạnh
 
Trong một nghiên cứu khác, các nhà khoa học đã cho những con lợn Guinea bị bệnh đau lưng vào trong các chuồng có áp suất thấp, và các cơn đau của chúng tăng dần lên theo hiệu chỉnh áp suất. Nghiên cứu cũng chứng minh, độ ẩm tăng sẽ gây ra các bệnh sưng mỏi khớp. Các bệnh khác như giãn dây chằng, đau cơ xương, viêm khớp… mặc dù có thể do các yếu tố khác nhưng đều đau mỏi hơn khi thay đổi thời tiết.
 

Giải pháp để khớp khỏe trong mùa lạnh

Các chuyên gia y tế nhận định, thời tiết lạnh khiến độ kết dính niêm dịch của khớp tăng lên, khớp hoạt động khó khăn, từ đó, bệnh nhân thoái hóa khớp dễ bị đau nhức nhiều hơn. Ngoài ra, nếu độ ẩm tăng cao do mưa phùn thì các gân cơ có thể co rút lại, dịch khớp đông quánh hơn và gây đau mỏi, cứng khớp, khó cử động. Do đó, để xương khớp luôn khỏe mạnh, trơn tru khi trời giá rét, người bệnh khớp cần:

Ăn uống thích hợp
Người bệnh khớp cần bổ sung các loại thực phẩm giàu axit béo omega-3 như: dầu đậu nành, dầu hạnh nhân, dầu ô-liu...Ngoài ra, cũng có thể bổ sung vào bữa ăn hàng ngày các loại thịt gia cầm, thịt heo, tôm, cua, các vitamin D, B, K, folic acid, calcium, sắt có trong các loại rau, kết hợp với các loại quả như cam, ớt đỏ, cà chua… chứa nhiều vitamin C để hạn chế tình trạng viêm và đau khớp.

Vận động hợp lý
Tập thể dục giúp bôi trơn các khớp xương để ngăn chặn cơn đau và đây cũng là phương pháp khoa học, then chốt để phòng ngừa các bệnh ở cơ quan vận động của cơ thể.

Chữa bệnh khớp đau tăng khi trời lạnh
Tập thể dục hằng ngày – thói quen tốt cho xương khớp.
 
Chỉ cần 30 phút thể dục đều đặn mỗi ngày, sẽ có tác dụng rất tốt giúp tăng cường sức sống ở các tế bào xương, khả năng vận động tại các khớp. Tuy nhiên, vì là mùa lạnh nên ngay cả khi vận động, bệnh nhân xương khớp vẫn luôn phải giữ ấm cơ thể, nhất là với người cao tuổi.

Kết hợp thêm dưỡng chất bổ sung
Khi khớp bị viêm, chức năng bôi trơn xương khớp giảm đi, vì thế người bệnh cần được bổ sung acid amin và dinh dưỡng thiết yếu để bảo vệ, nuôi dưỡng các dây chằng, đồng thời, tăng cường hoạt dịch cho khớp, giúp tái tạo sụn khớp, phục hồi ổ viêm. 

Tin cùng loại

Bình luận