Điều gì sẽ xảy ra khi móng tay của bạn có đốm trắng

Theo Học viện Da liễu Hoa Kỳ, móng tay của mỗi người có xu hướng phát triển nhanh và dài trung bình 3,5mm mỗi tháng.

Móng tay được cấu tạo từ keratin - thành phần protein được tìm thấy trong da và tóc của con người.Cấu tạo bộ móng của con người gồm rất nhiều phần: lớp sừng là phần cứng nhất bên ngoài cùng của móng với tác dụng bảo vệ, lớp da bao quanh móng, lớp da bên dưới lớp sừng, lớp biểu bì...

 

Phản ánh tình trạng dinh dưỡng của cơ thể

Hằng ngày, khi bạn ăn với chế độ đầy đủ chất dinh dưỡng thì móng tay, móng chân sẽ chắc khỏe. Những dinh dưỡng cần thiết giúp móng khỏe cũng là những dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, bao gồm: axit béo omega 3, các loại protein, biotin và sắt. Tuy nhiên, nếu có đốm trắng móng tay, chứng tỏ bạn đang thiếu hụt trầm trọng một số yếu tố vi lượng cần thiết cho cơ thể như kẽm, canxi, vitamin C.

hat gao mong tay

Đốm trắng trên móng tay là dấu hiệu rõ ràng của việc thiếu hụt dưỡng chất.

Nhiều người khi thấy đốm trắng xuất hiện trên móng tay thì cho rằng đó chẳng phải là vấn đề gì lớn, tuy nhiên, việc xuất hiện các nốt nhỏ màu trắng (leukonychia) trên lớp sừng của móng không chỉ là dấu hiệu của thiếu hụt dưỡng chất, mà còn là tín hiệu của bệnh gan. Nếu những đốm hạt gạo móng tay này có màu nửa trắng, nửa hồng, đó là dấu hiệu của bệnh thận và màu tím là dấu hiệu của bệnh tim.

Ngoài ra, móng có màu vàng, dày, phát triển chậm có thể là dấu hiệu của bệnh phổi. Do chức năng phổi suy kém, khiến cho nồng độ oxy trong máu xuống thấp, dẫn tới sự phát triển bất thường của móng. Ban đầu chúng vô hại, song móng càng mọc dài ra thì các nốt trắng này cũng lớn dần lên và khiến móng trở nên yếu, dễ gãy.

Biện pháp khắc phục

Nếu đốm trắng do nguyên nhân cắt khóe thì bạn chỉ cần tránh cắt khóe sâu, để móng tay dài tự nhiên, sau đó cắt bỏ dần để loại bỏ những đốm trắng là được.

hat gao mong tay

Nếu thường xuyên tiếp xúc với nước và hóa chất thì bạn nên đeo găng tay.

Đối với đốm trắng do sang chấn lên móng, bạn cần tránh bị nhiễm các loại nấm men do quá trình lao động tay chân trong môi trường nước, hóa chất. Cần sử dụng bao tay để bảo vệ móng cẩn thận.

Để cung cấp đủ vitamin và khoáng chất cho móng và cho cả cơ thể, bạn cần tập thói quen uống sữa vì sữa chứa nhiều canxi và protein rất tốt, giúp cho móng khoẻ và khó gãy.

Các yếu tố vi lượng như đồng, mangan, kẽm, iốt, nhôm... có nhiều trong thịt, trứng, sữa, thủy sản. Bạn nên tǎng cường ăn các loại cua, tôm, tép giã nhỏ nấu canh để có nhiều chất đạm và canxi, hoặc chế biến các loại cá nhỏ bằng cách nấu nhừ như các rô kho tương, kho nước nắm... để ǎn được cả thịt cá và xương cá, như vậy sẽ tận dụng được cả nguồn chất đạm và chất khoáng (canxi) của cá.

Tăng cường vitamin C có trong các loại rau quả vào chế độ ăn hằng ngày. Rau quả tươi là chứa rất nhiều chất xơ và chủ yếu cung cấp vitamin C, như rau cải, rau muống, rau ngót, rau mồng tơi, các loại rau thơm... Vitamin C dễ hòa tan trong nước, dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao, vì vậy cần chú ý khi chế biến. Nên rửa rau nguyên lá to rồi mới cắt, cho vào nấu khi nước đã sôi và ǎn ngay sau khi chín sẽ giảm được tỷ lệ mất vitamin C.

Lưu ý: Tuyệt đối không dùng biện pháp che lấp các đốm trắng bằng các loại màu vì sẽ gây tổn thương thêm móng. Nếu các biện pháp trên không làm giảm sự xuất hiện của các đốm trắng, bạn nên đến khám trực tiếp bác sĩ chuyên nội khoa hoặc da liễu.

 

>> Lời khuyên cho người bệnh cao huyết áp ở tuổi trung niên

>> Tuổi 50 và những dấu hiệu sức khỏe đáng lo ngại

 

Theo Khỏe & Đẹp

Tin cùng loại

Bình luận