Giật mình khi ngủ ở trẻ sơ sinh

Chắc hẳn các bố mẹ rất lo khi chứng kiến hiện tượng giật mình khi ngủ của con mình diễn ra nhiều lần. Liệu có phải con đang gặp vấn đề gì về sức khỏe không?

>> Viêm tai giữa ở trẻ em
>> Dinh dưỡng cho trẻ bị tiêu chảy

Hãy cùng tìm hiểu xem thật sự hiện tượng này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của con em chúng ta không nhé!

 

Giật mình hoàn toàn là một phản xạ bẩm sinh

 
Thông thường, mỗi em bé sinh ra với rất nhiều các phản xạ khác nhau, bao gồm những phản xạ như bú, tìm vú mẹ, phản xạ bước đi,…Và giật mình cũng chính là một trong số những phản xạ này. Khi quan sát thấu trẻ sơ sinh hay giật mình khi ngủ, cha mẹ đừng vội lo lắng mà trước tiên hãy quan sát xem đây có phải là phản xạ bình thường của bé hay không nhé.
 
Ngu
Giật mình khi ngủ hoàn toàn là phản xạ tự nhiên ở trẻ sơ sinh (Nguồn:mayduavong)
 
Thông thường, phản xạ giật mình thường sẽ diễn ra theo quy trình như sau: bé căng người, giơ bật hai tay lên và xòe các ngón tay, hướng ra ngoài, đầu gối co lên, tiếp theo sau đó bé sẽ kéo cánh tay và bàn tay đã nắm chặt thành nắm đấm về phía sát cơ thể. Đây chỉ là một loại phản ứng hoàn toàn mang tính tự vệ để giúp bé bảo vệ mình trước những mối đe dọa và những cảm giác bất an. Thông thường, phản xạ này chỉ diễn ra trong một vài giây ngắn ngủi, nhưng hoàn toàn có thể khiến bé thức giấc trong đêm. Với một số bé hoàn toàn có thể ngủ lại ngay sau đó, nhưng với một số khác thì lại không thể, lúc này bé thường bắt đầu quấy khóc và bắt bố mẹ phải thức theo.
 

Những yếu tố gây giật mình khi ngủ ở trẻ sơ sinh

 
Rất nhiều bé bị giật mình chẳng bởi vì lí do nào cả. Nhưng trong nhiều trường hợp, tiếng ồn chính là một nhân tố chủ đạo trong việc gây ra hiện tượng này. Sau khi ra khỏi bụng mẹ và bắt đầu làm quen với một thế giới mới hoàn toàn, lần đầu tiên bé mới được biết những tiếng ồn lạ lẫm: tiếng chó sủa, tiếng đóng cửa, mở cửa, tiếng âm nhạc,…Cuộc sống yên bình trước đây bống nhiên bị đảo lộn và khó có thể tránh khỏi những cảm giác bất an và phản xạ giật mình chính là một bản năng cơ bản nhằm giúp bảo vệ bản thân. Cho nên, để khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình thì trước tiên, bạn phải đảm bảo rằng phòng ngủ của các bé hoàn toàn yên tĩnh. 
 
Ngu
Âm thanh phát ra từ máy điện thoại
cũng gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé (Nguồnthuemaychugiare)

 
Hãy thi dọn bớt những tác nhân có thể gây ra tiếng ồn như điện thoại, máy tính ra khỏi không gian này, và khi bé ngủ nên tắt đèn để tạo cảm giác sâu lắng, êm dịu giúp cho giấc ngủ ngon hơn.
 

Mẹo hay cho các mẹ giúp cải thiện tình trạng giật mình khi ngủ ở trẻ

 
Có một số những mẹo cải thiện giật mình khi ngủ ở trẻ sơ sinh mà các mẹ có thể áo dụng như sau:

Đặt bé nằm vào trong nôi, giường ngay từ lúc bé còn tỉnh táo: hãy ngừng việc bế con trên tay và chờ cho đến khi bé ngủ hẳn. Hãy đặt bé xuống nôi, giường ngay lúc bé vừa lim dim mắt để bé có thể tự học cách ru mình ngủ. Nếu bé thiếp đi trên tay mẹ nhưng khi thức giấc lại ở trên giường, bé sẽ dễ cảm thấy hoang mang và giật mình, khóc quấy. Hãy giữ tay bé một lúc khi đặt bé xuống giường để bé khỏi run và giật mình.

Quấn khăn cho bé: đây là việc làm cũng góp phần giúp làm giảm tình trạng giật mình khi ngủ ở trẻ sơ sinh. Khi được quấn an toàn trong chiếc khăn, bé sẽ nhận thấy được cảm giác thân thuộc như thể được quay về với thời còn nằm trong bụng bẹ, nơi bé đã thân thuộc trong suốt khoảng thời gian 9 tháng.

 
Ngu
Luôn chú ý tạo cảm giác an toàn cho trẻ sơ sinh khi chúng ngủ (Nguồn:blogspot)
 
Chú ý thao tác khi đặt bé xuống giường: rất dễ nhận thấy phản xạ giật mình xảy ra thường xuyên nhất khi bạn đang hạ bé từ trên tay đặt xuống giường ngủ. Đó là do rất có thể bé có cảm giác mình đang bị rơi xuống. Cho nên, nhăm fkhawcs phục điều này, bạn nên chú ý bế bé càng sát thân mình càng tốt khi từ từ hạ bé xuống nôi hay xuống giường. Vì khi làm vậy, bé vẫn có cảm giác được ở gần bên mẹ và an toàn hơn, phản xạ giật mình từ đó mà sẽ ít xảy ra hơn.

Khuyến khích sự vận động ở bé: bạn cần biết rằng trẻ sơ sinh nếu được vận động nhiều sẽ tăng sức mạnh các cơ bắp và đồng thời cũng giúp bé mau biết kiểm soát các cử động của mình. Bạn có thể thử đặt bé nằm sấp và để bé tự ngóc đầu dậy, giữa bé ngồi vào lòng để tập cho bé kiểm soát đầu và cổ…khi bé lớn hơn và kiểm soát được cơ thể, chứng giật mình sẽ không còn nữa. 

 
Ngu
Mẹ cũng nên cho các bé bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời (Nguồn:thegioitretho)
 
Ngoài ra, các mẹ cũng nên cho các bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Thành phần dinh dưỡng phong phú trong sữa mẹ có thể đáp ứng 100% nhu cầu dinh dưỡng của bé trong giai đoạn này. Phản xạ giật mình khi ngủ là hoàn toàn tự nhiên và sẽ biến mất khi bé được 2-3 tháng tuổi.
 
Nguồn:marrybaby 

Tin cùng loại

Bình luận