Bệnh phong thấp

Bệnh phong thấp hoặc sốt phong thấp là một bệnh toàn thân gây tổn thương ở nhiều cơ quan, đặc biệt là ở khớp xương, tim, hệ thần kinh, da, tổ chức dưới da.  

Bệnh phong thấp thường có những đợt cấp tính, tái phát, và các giai đoạn ổn định, nên phụ thuộc theo từng giai đoạn diễn tiến của bệnh có tổn thương nằm ở cơ quan nào, quan sát xem tiến triển đến giai đoạn nào để gọi tên cho phù hợp: thấp khớp cấp, thấp khớp tái phát, thấp tim cấp, thấp tim tiến triển, thấp tim tái phát, di chứng van tim hậu thấp. Trong các biến chứng của phong thấp thì biến chứng trầm trọng hơn cả là biến chứng diễn ra trên tim, có thể để lại di chứng suốt đời.
 

Nguyên nhân gây bệnh phong thấp

 
Nguyên nhân gây bệnh phong thấp này là do một loại vi khuẩn có tên là streptococcus tan huyết nhóm A gây ra tại đường hô hấp trên như viêm họng, amygdales, viêm mũi xoang.
 
Benh phong thap
Vi khuẩn streptococcus là nguyên nhân gây ra bệnh phong thấp (Nguồn:streptococcus)
 
Bệnh phong thấp RA được sinh ra do màng lót các khớp xương bị sưng lên khiến tiết ra một chất đạm làm màng này ngày càng dầy lên. Ngoài ra, chất đạm này cũng phá hoại lớp sụn, xương, gân và dây chằng nơi khớp. Về lâu dần, khớp xương bị dị dạng, méo mó và có thể bị phá hủy.
 

Lí giải việc tại sao các màng lót bị sưng lên? 

 
Theo các nhà nghiên cứu cho rằng nhiễm trùng là nguyên nhân và một số người có những gien di truyền khiến họ dễ bị nhiễm trùng. Một số nhà nghiên cứu khác lại khẳng định rằng kích thích tố có thể đóng một vai trò trong việc gây ra bệnh phong thấp RA. 

Có những yếu tố khác có thể làm một người dễ mắc bệnh RA là: tuổi già, phái nữ, hút thuốc lá.

 

Lứa tuổi thường mắc bệnh phong thấp

 
Bệnh này rất thường gặp ở trẻ em, những di chứng tim nặng và kéo dài đến tuổi người lớn.
 
Benh phong thap
Bệnh phong thấp rất thường gặp ở trẻ em (Nguồn:anhtreem)
 
Độ tuổi thường gặp của bệnh này là 5-15 tuổi. Bệnh này thường xuất hiện nhiều ở những nước đang phát triển, kể cả Việt Nam với tỷ lệ mắc bệnh khoảng 1-2%.
 

- Các yếu tố thuận lợi cho bệnh phong thấp xuất hiện

 
- Khí hậu lạnh và ẩm ở môi trường đang sống.

- Việc thực hiện vệ sinh môi trường cá nhân kém.

- Sống trong tình cảnh đông đúc chật hẹp.

Ngoài ra còn có nhiều các nguyên nhân khác nữa.

 

Các triệu chứng của bệnh phong thấp

 
Những triệu chứng bệnh phong thấp đầu tiên và thường gặp nhất là đau khớp hoặc viêm khớp và cảm thấy cứng ở các đầu khớp xương. Đến khi bệnh tiến triển thêm nữa, chúng ta sẽ bắt đầu cảm thấy đau ở các khớp xương khi phải sử dụng vận động với các khớp xương này; khi nắn chung quanh các khớp xương sẽ cảm thấy đau, đôi khi bị sưng, cử động các khớp xương do vậy mà cũng bị hạn chế, nhiều khi nghe thấy tiếng kêu răng rắc trong khớp xương. 
 
Benh phong thap
Đau và cứng ở các khớp xương
là triệu chứng đầu tiên của bệnh phong thấp (Nguồn:coxuongkhop)

 
Thường thì đa số các khớp xương đều có thể bị ảnh hưởng, nhưng bệnh phong thấp đau khớp phần lớn ảnh hưởng tới các khớp xương tay, vai, đầu gối, xương chậu và đặt biệt nhất là trên xương sống. Khi chụp quang tuyến (X-Ray) sẽ tìm ra khớp xương bị nhỏ hẹp lại, sụn ở khớp xương bị ăn mòn (cartilage erosion) hoặc xương bị mọc nhánh (bone spurs).

Những triệu chứng này có thể xảy ra rồi biến mất, sau đó trở lại theo thời gian:

- Cảm thấy đau nhức và sưng các khớp , nhất là những khớp xương nhỏ của bàn tay và bàn chân.

- Đau nhức hoặc cứng toàn thể các khớp xương và bắp thịt, đặc biệt là sau khi ngủ dậy hay sau một thời gian nghỉ ngơi.

- Không thể cử động các khớp được

- Bắp thịt đau và bị yếu đi nơi chỗ khớp đau.

- Cảm thấy mệt mỏi, nhất là khi bệnh trở nặng.

- Sốt nhẹ.

- Theo với thời gian, các khớp xương dần bị biến dạng.

- Người bệnh cảm thấy không còn khỏe.

 

Cách tự chăm sóc bản thân

 
Ngoài những cách chữa bệnh bằng thuốc được bác sĩ đưa ra, bệnh nhân cũng cần biết cách tự săn sóc bệnh của bản thân mình, để giúp cho cuộc sống bớt khó khăn cũng như ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.
 
Benh phong thap
Hãy thường xuyên kiểm soát cân nặng của bản thân (Nguồn:benhvienthucuc)
 
- Tập thể dục thường xuyên: Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ và các nhân viên thể lý trị liệu để có bài tập thích hợp và cần thiết.

- Kiểm soát cân nặng: Số cân thừa sẽ làm cho các khớp xương phải chịu sức ép nhiều hơn do đó mà dễ bị phá hoại hơn.

- Ăn uống đúng cách và hợp lý: Ăn thêm nhiều rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt.

- Tắm bằng nước nóng hoặc dùng bình nước nóng đặt lên các khớp sẽ có tác dụng làm giảm đau, thư giãn các bắp thịt và tăng máu đến khớp.

- Hãy dùng sức lạnh khi bệnh tăng lên: các khí lạnh lạnh có tác dụng cho việc giảm đau, làm tê và giảm co thắt bắp thịt. Nếu nận thấy bệnh nhân đang bị tê và máu lưu thông không tốt, không nên dùng sức lạnh.

- Luyện tập những phương pháp thư giãn: thôi miên, thở sâu, thư giãn bắp thịt.

- Chú ý uống thuốc đầy đủ theo lời dặn của bác sĩ.

- Luôn giữ thái độ lạc quan: Cùng với bác sĩ, lên kế hoạch trước những gì cần làm để chống lại cơn bệnh. 

 
Benh phong thap
Luyện tập các phương pháp thư giãn tinh thần và cơ thể (Nguồn:yogaplus)
 
- Sử dụng các dụng cụ giúp mình vận động: chẳng hạn như những đồ ràng đầu gối, gậy chống, ràng bàn tay…Nói chuyện với bác sĩ về những dụng cụ này.

- Chú ý không làm quá sức mình: Nghỉ ngơi đúng lúc và hợp lý khi cần.

 

Phòng ngừa bệnh phong thấp

 
Để phòng ngừa bệnh phong thấp ta cần: phòng ngừa không cho bị viêm họng, xoang, đường hô hấp trên. Nếu đã mắc phải bệnh thì phải điều trị tích cực tránh diễn biến bất lợi của bệnh sau này.
 
Benh phong thap
Để phòng ngừa bệnh phong thấp
cần giữ bản thân không bị viêm họng (Nguồn:chuyenkhoataimuihong)

 
Phòng ngừa tái nhiễm vi khuẩn gây bệnh phong thấp (đặc biệt là thấp tim):

- Benzathine Pénicilline (chích)

- Hoặc uống Pénicilline, tuy nhiên cách này không tốt bằng chích, vì dễ dàng bị giảm tác dụng bởi thức ăn, dịch tiêu hóa, trẻ quên uống.

- Nếu dị ứng với Pénicilline, thì hãy thế bằng: Erythromycine hoặc Sulfadiazine.

- Tùy thuộc theo mức độ của bệnh mà thời gian phòng ngừa thay đổi từ 1 đến 5 năm.

Phòng ngừa viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn (phòng ngừa thứ phát)

Ở những bệnh nhân có những di chứng van tim hậu thấp, khi giải phẫu, nhổ răng, bị thương có rách da chảy máu, thì nên cho thuốc:

- Pénicilline, uống hoặc chích thịt, trong ngày giải phẫu và 3 ngày sau.

- Nếu dị ứng Pénicilline thì thuốc thay thế là Erythromycine

- Nếu phẫu thuật ở đường ruột hoặc tiết niệu, nên thêm Strep-tomycine hoặc Gentamycine.

 
Nguồn:phununet

Tin cùng loại

Bình luận