Trẻ bị nhiệt miệng - Nên và không nên làm gì?

Tình trạng trẻ bị nhiệt miệng gây đau và làm bé không còn cảm giác ngon miệng. Khi nhiệt miệng ta nên và không nên làm gì?

Khi trẻ bị nhiệt miệng, các vết loét hình tròn, bầu dục ở niêm mạc phía trong má,  miệng, nướu và lưỡi gây đau rát làm bé ăn uống mất ngon. Trong một số trường hợp, vết loét có thể xuất hiện ở vùng vòm miệng và amidan. Những vết loét này có đường kính từ 1 đến 5 milimet, ở phần trung tâm thường có màu trắng, vàng hoăc hơi xám, viên ngoài đỏ. Phần nướu bị viêm cũng sẽ sưng đỏ, dễ chảy máu. Kèm theo nhiệt miệng, mẹ có thể thấy hơi thở bé có mùi khó chịu.
 

Trẻ bị nhiệt miệng - Nên và không nên làm gì?

Trẻ bị nhiệt miệng nặng hay nhẹ tùy thuộc vào loại virus
mà bé mắc phải (Nguồn: khoe)

 

Đâu là thủ phạm khiến trẻ bị nhiệt miệng?

 
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị nhiệt miêng, tiêu biểu có thể kể đến:
 
- Bé bị bệnh, mệt mỏi hoặc căng thẳng.
 
- Bé thiếu chất dinh dưỡng như sắt, kẽm, folic, vitamin B. Với những đứa trẻ này, bệnh nhiệt
miệng sẽ tái phát thường xuyên.
 
- Bé cắn vào bên trong má
 
- Nhiễm virus như herpes simplex type 1 (HSV-1) gây loét miệng. Trong một số trường hợp hiếm gặp, herpes có thể lan đến mắt và gây nhiễm trùng giác mạc.

 

Trẻ bị nhiệt miệng - Nên và không nên làm gì?

Trẻ bị bệnh tay chân miệng cũng khiến trẻ lở miệng (Nguồn: hoidapbacsi) 


 Các triệu chứng nhiệt miệng


Triệu chứng khi bị nhiệt miệng thường thấy như sau:
 
- Vết loét trong miệng, lưỡi, vòm miệng, nướu, mặt trong má, amidan
 
- Trẻ đau trong miệng.

 

Trẻ bị nhiệt miệng - Nên và không nên làm gì? 

Trẻ biếng ăn, sợ ăn uống cũng là biểu hiện của nhiệt miệng (Nguồn: nutifood)


- Sốt đột ngột.
 
- Sưng nướu răng, có thể gây chảy máu.
 
- Trẻ mệt mỏi, cáu bẳn, quấy khóc nhiều.
 
- Các hạch bạch huyết bên cổ sưng to và mềm.


Mẹ nên làm gì khi trẻ bị nhiệt miệng?

 

- Cho con súc miệng ngày 4 lần bằng nước muối pha loãng hoặc nước ấm để vết nhiệt miệng nhanh hết.
 
- Với trẻ trên 1 tuổi, mẹ có thể dùng mật ong để rơ vào những vết lở. Mật ong có tính sát khuẩn, thích hợp để điều trị nhiệt miệng cho bé.
 

Trẻ bị nhiệt miệng - Nên và không nên làm gì?

Cho con ăn những thức ăn dạng lỏng để bé dễ ăn hơn như súp, cháo,
bột dinh dưỡng (Nguồn: baomoi)

 
- Cho con uống nhiều nước vì thiếu nước những vết lở sẽ ngày nặng. Mẹ có thể cho con uống nước mát như nước râu ngô, nước cam chanh với những đứa trẻ lớn để giúp cơ thể của bé giải nhiệt nhanh hơn.
 
- Cho bé ăn nhiều rau và trái cây giàu vitamin C như cam, chanh, rau cải trong khẩu phần ăn của bé để bổ sung chất, giúp bé mau lành.
 
- Cho bé dùng bàn chải mềm sẽ giúp con đỡ đau hơn khi đụng vào các vết nhiệt miệng khi vệ sinh răng miệng.
 
- Trong trường hợp bị sốt cao, sưng hạch bạch huyết, mẹ nên đưa con đến bệnh viện để được bác sỹ kiểm tra kỹ lưỡng và kê toa thích hợp.
 
- Để phòng nhiệt miệng cho bé, bạn cũng nên chú ý đến những người đang có biểu hiện nhiệt miệng, lở loét miệng xung quanh mình, hạn chế cho bé tiếp xúc với những người này.
 

Những điều nên tránh khi bé bị nhiệt miệng 

 
- Khi bị nhiệt miệng nên hạn chế cho trẻ ăn những thức ăn, gia vị cay nóng như ớt, tiêu, gừng… vì nóng càng khiến vết loét xót hơn và nặng hơn.

 

Trẻ bị nhiệt miệng - Nên và không nên làm gì?

Không nên cho bé ăn đồ ăn còn nóng (Nguồn: chuyenkhoadalieu)


- Nên hạn chế các loại mắm, muối hay thức ăn chua sẽ làm vết loét có cảm giác đau rát nhiều hơn.
 
- Không cho trẻ uống nước đá.
 
- Không tự ý sử dụng kháng sinh, vì nguyên nhân gây nhiệt miệng thường là do virus gây ra và kháng sinh không hề có tác dụng.
 
 
>> 
Một số phương pháp đơn giản chữa bệnh nhiệt miệng cho trẻ
 

Theo marrybaby

 

Tin cùng loại

Bình luận