Sự thật về bệnh trầm cảm sau sinh

Bệnh trầm cảm sau sinh rất dễ xảy ra. Không nên lầm lẫn trầm cảm với tâm trạng mệt mỏi do chăm con vì càng để kéo dài sẽ gây ra nhiều hậu quả không mong muốn.


Dấu hiệu trầm cảm sau sinh

 

Chị Hoàng Anh (28 tuổi ngụ tại quận 3, TP.HCM), một bà mẹ bị bệnh trầm cảm sau sinh tâm sự: Sau khi sinh được khoảng hơn một tuần, chị không biết tại sao giờ chị thường rơi vào trạng thái lúc buồn, lúc vui mà không có lý do cụ thể, đôi khi lại cảm thấy chán nản và trở nên nhạy cảm dễ xúc động, rất dễ khóc và cáu gắt, nổi nóng vô cớ không thể kìm chế được. Cũng vì thế mà mối quan hệ của chị với chồng và gia đình chồng cũng trở căng thẳng. Điều này càng khiến chị cảm thấy mệt mỏi hơn khi nhìn thấy con mà không biết phải làm thế nào. Tình trạng này vẫn tiếp diễn và chị không cảm thấy đỡ hơn, nhiều khi muốn phát điên lên vì tất cả mọi thứ.

 
Thực ra, chỉ cần để ý đến bản  thân hơn, các mẹ có thể dễ dàng nhận ra những dấu hiệu trầm cảm sau sinh đặc trưng như:
 
- Tâm trạng u buồn kéo dài

 

 Sự thật về bệnh trầm cảm sau sinh

Suy nghĩ tiêu cực trong mọi tình huống là dấu hiệu của trầm cảm (Nguồn: psiq)


- Chán nản mọi thứ
 
- Vô cảm, thờ ơ với con
 
- Muốn kết thúc cuộc sống
 
Thực ra đó chỉ là một số trong những triệu chứng trầm cảm sau sinh phổ biến nhất. Ngoài ra người mắc chứng này còn có các dấu hiệu khác như ăn không ngon, ngủ không được, cảm giác bồn chồn, có cảm giác quá sức, luôn ở trạng thái lo lắng vì không tin mình có thể chăm sóc con tốt…Tuy nhiên những triệu chứng ngày cũng gặp ở chứng bệnh có tên “Cơn buồn thoáng qua sau sinh” và từ từ biến mất trong khoảng 10 ngày. Còn nếu những dấu hiệu này xuất hiện và thời gian kéo dài 2 tuần sau khi sinh thì bạn đã mắc chứng trầm cảm sau sinh.
 

Nguyên nhân trầm cảm sau sinh

 
Có nhiều lý giải được giải thích về nguyên nhân gây bệnh trầm cảm sau sinh như thay đổi hormone sau sinh; thay đổi nội tiết tố sinh dục khi mang thai và sau khi sinh; do stress vì chưa có kinh nghiệm, do thiếu sự hỗ trợ giúp đỡ từ người thân, do chưa chuẩn bị sẵn sàng tâm lý làm mẹ…

 

 Sự thật về bệnh trầm cảm sau sinh

Có nhiều nguyên nhân gây ra trầm cảm sau sinh (Nguồn: dienkhung)

 

Điều trị trầm cảm sau sinh

 
Người chồng, người thân trong gia đình nên để ý xem thái độ, biểu hiện cùa người phụ nữ sau sinh. Ngoài ra, mẹ cũng cần tự quan sát bản thân. Nếu thấy mẹ có các dấu hiệu như kể trên và kéo dài trong thời gian dài mà tình trạng không bớt thì nên đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý. Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ là nhân tố giúp điều trị thành công và hết bệnh nhanh.

 

 Sự thật về bệnh trầm cảm sau sinh

Bệnh trầm cảm sau sinh gây ra hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện
và điều trị sớm (Nguồn: benhvienthucuc)

 
Việc điều trị bệnh đôi khi chỉ cần điều trị về liệu pháp tâm lý để giúp giải toả tâm lý lo lắng, hoang mang nhưng đối khi trong một số trường hợp phải cần sử dụng thuốc và kết hợp cả hai cách để điều trị bệnh. Do đó việc phát hiện sớm là rất quan trọng, điều trị trầm cảm sau sinh trong giai đoạn đầu bao giờ cụng dễ dàng hơn.
 
>> 
Trầm cảm sau khi sinh và cách nhận biết

>> Tăng nguy cơ trầm cảm khi dùng thuốc hạ huyết áp

 

Theo xinhxinh

Tin cùng loại

Bình luận