Vì sao trẻ ăn tốt nhưng vẫn chậm lớn

Tình trạng trẻ ăn tốt nhưng lại chậm lớn luôn là nỗi lo lắng của các bật cha mẹ. Vậy nguyên nhân do đâu trẻ ăn mãi vẫn chậm lớn?

Thế nào là ăn tốt?
 
Khi trẻ ăn rất tốt nhưng vẫn chậm lớn, cha mẹ nên xem lại chế độ "ăn tốt" mình đang áp dụng cho trẻ liệu đã chính xác hay chưa. Theo các chuyên gia dinh dưỡng chưa hẳn cứ ăn nhiều đồ bổ, "sơn hào hải vị" thì sẽ tốt. Chế độ dinh dưỡng của trẻ cần chú trọng kết hợp 4 nhóm thực phẩm là tinh bột, chất đạm, chất béo và rau xanh.
 

Cần kết hợp đủ 4 nhóm thực phẩm vào chế độ dinh dưỡng của trẻ (Nguồn: Internet)

Xay đồ ăn quá nhuyễn hay hâm lại nhiều lần là những sai lầm phổ biến nhưng lại là nguyên nhân khiến thức ăn mất chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, việc cho bé vừa ăn vừa chơi đã vô tình "làm hại" đến hệ tiêu hóa của trẻ. Lúc này trẻ chỉ ăn trong vô thức nhưng lại không tiêu hóa được nhiều. Kết quả, mẹ chăm rất kĩ nhưng con vẫn chậm lớn.
 

Nguyên nhân tìm ẩn

 
Có nhiều trường hợp trẻ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng tuy nhiên vẫn còi cọc, không phát triển. Lúc này, các mẹ nên nghĩ đến nguyên nhân tìm ẩn, sự kém hấp thu. Nguyên nhân trẻ hấp thu kém là do tổn thương ở ruột hoặc do trẻ còn quá nhỏ chưa có đủ men tiêu hóa nhưng lại được cho ăn quá nhiều. Triệu chứng thường gặp của trẻ là chướng bụng, đầy bụng khó tiêu dẫn đến tình trạng biếng ăn hoặc ăn nhiều nhưng chậm lớn.
 

Trẻ hấp thu kém sẽ dẫn đến tình trạng biếng ăn (Nguồn: Internet)
 

Các trợ thủ đắc lực của mẹ

 
Nhiều phụ huynh đã sử dụng từ các phương pháp dâm gian như bột cóc, cháo dinh dưỡng cho đến những cách hiện đại hơn như men vi sinh, cốm tiêu hóa… để cải thiện tình trạng trẻ chậm lớn. Tuy nhiên, các mẹ cần nghiên cứu kỹ hoặc hỏi ý kiến bác sĩ. Trong các cách trên, sử dụng men vi sinh được xem là cách lành tính nhất cho các bé.
 

Probiotics là các vi khuẩn có lợi thường sống trong ruột (Nguồn: Internet)

Probiotics là các vi khuẩn có lợi thường sống trong ruột và đóng vai trò quan trọng với hệ tiêu hóa. Các vi khuẩn này tiết ra các chất ức chế vi sinh vật gây bệnh, tăng cường hệ miễn dịch và tăng khả năng tiêu hóa. Việc tăng lượng vi khuẩn sẽ giúp trẻ ăn ngon miệng hơn và tiêu hóa, hấp thu thức ăn tốt hơn.

Probiotics có trong các thực phẩm như bơ, phô mai, sữa chua… Tuy nhiên việc hòa men vi sinh vào cháo hay sữa nóng đã vô tình làm mất đi tác dụng của probiotics khi bị đưa vào môi trường nhiệt độ cao. Vì vậy, các mẹ cần tránh sai lầm phổ biến này. Ngoài ra, các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo các mẹ nên tìm hiểu kỹ vì không phải sản phẩm men vi sinh nào cũng chứa probiotics đạt đủ tiêu chuẩn.

 

Probiotics có trong các thực phẩm như bơ, phô mai, sữa chua (Nguồn: Internet)
 
Theo Zing.vn

Tin cùng loại

Bình luận