Xử lý các vấn đề sức khỏe mùa nắng nóng

Ở Việt Nam thì chắc hẳn không ai xa lạ gì với mùa nắng nóng kéo dài. Vì vậy chúng ta cần phải hiểu và biết cách xử lý khi gặp các vấn đề về sức khỏe ở mùa này.

Sức khỏe vào mùa nắng nóng thường bị ảnh hưởng do phải làm việc liên tục hàng giờ ngoài trời nắng hoặc sự thay đổi nhiệt độ đột xuất do bước ra khỏi phòng máy lạnh. Tùy mức độ nặng nhẹ mà chúng ta có những cách xử lý khác nhau.
 

Đối tượng mắc bệnh

 
Ai cũng có thể mắc các vấn đề về sức khỏe tuy nhiên những những đối tượng sau đây có nguy cơ mắc bệnh cao:

-  Người già và trẻ em, phụ nữ có thai và đang cho con bú

- Những người làm việc nhiều giờ ngoài ánh nắng mặt trời

- Những người mắc các bệnh như cao huyết áp, tiều đường, hen suyễn…

 

Sức khỏe của người già và trẻ em có nguy cơ bị ảnh hưởng cao (Nguồn: Internet)
 

Dấu hiệu nhận biết

 
Sức khỏe bị ảnh hưởng nhẹ hay nặng phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc với nắng nóng. Ở mức độ nhẹ thì cảm thấy chóng mặt, hoa mắt, khát nước, nhịp tim và nhịp thở tăng nhanh hơn bình thường. Nặng hơn có thể cảm thấy nhức đầu dữ dội, khó thở, co giật, ngất xỉu. Trầm trọng hơn có thể trụy tim mạch và dẫn đến tử vong.
 

Hoa mắt chống mặt, khát nước đều là các dấu hiệu phổ biến (Nguồn: Internet)
 

Cách xử lý

 
- Ở mức độ nhe:

Chuyển ngay nạn nhân đến chỗ thoáng mát, khuất nắng. Cởi bớt các lớp quần áo bên ngoài (áo khoác, khăn chống nắng, khẩu trang…) sau đó lau cơ thể nạn nhân với khăn ẩm hoặc có thể dội nước mát để nhanh chóng hạ nhiệt độ. Đặt khăn ẩm ở các vùng cổ, nách và bẹn để hạ nhiệt độ nhanh hơn.
Nếu nạn nhân uống được nước, cho uống từng ngụm nhỏ, tốt nhất là uống các loại nước khoáng để bổ sung khoáng chất, muối và các chất điện giải. Lưu ý, không nên vây quanh nạn nhân vì sẽ gây ngộp.

 

Đặt khăn ẩm ở các vùng cổ, nách và bẹn để hạ nhiệt độ nhanh hơn (Nguồn: Internet)

- Ở mức độ nặng hơn:

Nếu sơ cứu theo cách trên không khỏi và nạn nhân dần có biểu hiện nặng hơn thì nên lập tức gọi cấp cứu, đưa đến bệnh viện hoặc những cơ sở y tế gần nhất. Lưu ý, trong quá trình vần chuyển thường xuyên chườm mát cho nạn nhân.

 

Gọi cấp cứu,  đưa đến bệnh viện hoặc những cơ sở y tế gần nhất để kịp thời chữa trị (Nguồn: Internet)
 

Các biện pháp phòng tránh

 
Để bảo vệ sức khỏe, chúng ta nên tuân theo những nguyên tắc sau:

- Hạn chế ra ngoài trời trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 3 giờ chiều do trong khoảng thời gian này nhiệt độ thường tăng rất cao.

- Những người đang ở trong phòng máy lạnh không nên đột ngột ra ngoài mà nên tăng dần nhiệt độ trong phòng hoặc nghỉ ngơi ở chỗ thoáng mát để cơ thể thích ứng dần với sự thay đổi nhiệt độ.

- Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để tránh thiếu nước, đối với người làm việc ngoài trời nắng thì từ 2-3 lít chia thành nhiều lần uống trong ngày, không nên uống 1 lần quá nhiều.

- Tập thể dục thường xuyên để rèn luyện cơ thể và tăng cường sức đề kháng chống lại môi trường nắng nóng.

 

Uống từ 2-3 lít nước mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe (Nguồn: Internet)
 
Thúy An (Theo Suckhoedoisong)

Tin cùng loại

Bình luận