Các bệnh thường gặp ở trẻ em vào mùa hè

Nhiệt độ tăng cao, nắng nóng kéo dài, độ ẩm không khí thấp trên cả nước, là điều kiện để phát triển các bệnh thường gặp ở trẻ em vào mùa hè.

Đối với  trẻ em, sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, vì vậy vào mùa nắng thường mắc phải những bệnh nguy hiểm thường gặp. Đây là cơ hội  để các bệnh do nhiễm virut , vi khuẩn, ký sinh trùng phát triển.

 

Làm gì khi trẻ bị những bệnh mùa hè?

 

1. Say nắng

 

Theo dự báo thời tiết, nắng nóng kéo dài trên cả nước và đợt nắng nóng này còn tiếp tục khá lâu nữa. Kèm theo là khí trời oi bức nên làm cho trẻ mất nước do sự tiết mồ hôi qua da và qua hơi thở trong khi cơ thể không cung cấp đủ nước.  Đây là bệnh thường gặp ở trẻ em vào mùa hè.
 


Trẻ cần bổ sung nước đủ cho ngày hè

 

Nguyên nhân:
Do trẻ phơi nắng quá lâu dưới trời nắng nóng như: hoạt động ngoài trời lâu, không đội mũ khi đi dưới trời nắng, vượt mức chịu đựng của cơ thể , dẫn đến gây rối loạn ở nhiều cơ quan, nhất là hệ thần kinh.

Biểu hiện:

  • Da nóng, ửng đỏ.

  • Sốt cao trên 40°C.

  • Mệt mỏi, mắt lờ đờ.

  • Trẻ than đau đầu, chóng mặt, hoa mắt

  • Lơ mơ

  • Co giật, động kinh.

  • Trường hợp say nắng mạnh, trẻ hôn mê hoàn toàn và lên cơn co giật.
     

Cách sơ cứu:
Khi trẻ bị sốt ở nhiệt độ cao dễ gây ảnh hưởng đến tính mạng của trẻ. Vì vậy cần sơ cứu nhanh và kịp thời như sau:

  • Làm mát cơ thể cho trẻ càng nhanh càng tốt, cho trẻ nằm ở chỗ mát, có quạt và không khí thoáng. Cởi hết áo quần của bé ra, lau người bằng nước mát. Dùng khăn lạnh đắp lên trán để giải nhiệt.

  • Nếu bị ngất xỉu, nên cho cơ thể trẻ vào trong nước lạnh để cứu sống. Rồi sau đó cho trẻ đến bệnh viện.

  • Nếu trẻ tỉnh bổ sung kịp thời nước cho trẻ bằng cách cho trẻ uống nước một cách từ từ để tránh bị nôn.

    2. Viêm não Nhật Bản 

     

Đây là bệnh thường gặp vào mùa hè ở trẻ do một loại abovirus nhóm B , giống Flavivirus gây ra. Virut  này truyền từ súc vật sang người, bệnh này rất nguy hiểm và có thể để lại di chứng và gây tỉ lệ tử vong khá cao.
 


Đừng để trẻ bị muỗi cắn

 

Nguyên nhân:
Bệnh viêm não Nhật Bản B lây truyền qua đường máu. Do muỗi hút máu từ các động vật bị nhiễm bệnh rồi đốt vào người, theo đó truyền vi rút mang bệnh cho người.

Dấu hiệu:
Bệnh thường phát đột ngột như sốt cao 39°C - 40°C, đau đầu, buồn nôn và nôn. Sau đó dẫn đến co giật, rối loạn ý thức, co giật.

Cách sơ cứu:
Khi phát hiện các biểu hiện trên của trẻ, cần đưa trẻ đến trung tâm ý tế hay bệnh viện gần nhất để khám và cứu chữa kịp thời tránh tử vong và để lại các di chứng sau này.

 

3. Sốt Virut.

 

Sốt Virut là bệnh thường rất hay gặp ở trẻ vào mùa hè. Bệnh rất dễ lây qua đường hô hấp.
 

Giữ cho cơ thể của trẻ luôn sạch sẽ

 

Nguyên nhân:
Do virut sống ký sinh trên đường hô hấp và đường tiêu hóa,…Chúng sẽ xâm nhập vào người bệnh và phát triển khi gặp điều kiện thuận lợi.

Dấu hiệu:

  • Sốt cao: Trẻ thường bị sốt cao 39°C - 40°C, có thể lên 41°C.

  • Viêm long đường hô hấp: ho, hắt hơi, chảy nước mũi, họng đỏ, thường có đờm trắng trong không có màu vàng hoặc xanh,…

  • Rối loạn tiêu hóa: Phân phỏng, không có máu, chất nhầy, đây là những đặc điểm của bệnh gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa. Có thể xuất hiện sớm hay muộn sau vày ngày theo từng mức độ nhiễm bệnh của trẻ.

  • Phát ban: thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi sốt, sau khi xuất hiện ban thì sẽ đỡ sốt.

  • Viêm kết mạc mắt: mắt có thể bị đỏ, kèm theo là chảy nước mắt.

  • Nôn: trẻ bị nôn nhiều lần nhưng thường là sau khi ăn.
     

Cách sơ cứu:

  • Hạ sốt: cần hạ sốt cho trẻ, cho trẻ nằm ở nơi thoáng khí, cởi hết quần áo và lau cơ thể, sau khi lau xong chỉ nên cho trẻ mặc áo quần thật mỏng để dễ tỏa nhiệt ra bên ngoài.

  • Chống co giật: nên dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sỹ để tránh trường hợp trẻ bị co giật khi sốt cao.

  • Bù nước và dinh dưỡng: Khi cơ thể sốt cao một lượng nước mất đi khá nhiều, vì vậy cần sử dụng những loại thuốc có tác dụng bù nước cho trẻ. Cho trẻ ăn cháo muối thật loãng để dễ dàng tiêu hóa và cung cấp năng lượng cho cơ thể.

  • Vệ sinh: phải giữ cho cơ thể của trẻ thật sạch sẽ và thoáng.

 Hưng Tân ( theo Sức khỏe và Đời sống) 

 

 

Tin cùng loại

Bình luận