Nắm bắt tâm lý người cao tuổi

Người già luôn sợ cô đơn, sợ bị bỏ rơi, sợ chết… Hãy thường xuyên chia sẻ, quan tâm để họ vượt qua hàng loạt nổi sợ này.

- Tâm lý cô đơn: Trong lúc con cái, hàng xóm láng giềng vẫn luôn đi sớm về muộn còn người già, sau khi rời khỏi nơi công tác,  một mình ở trong cái “tổ” trống rỗng sẽ sinh ra tâm lý cô đơn, trống trải, thậm chí cảm thấy lạnh lẽo, bị bỏ rơi. Người già ở một mình không con cái hay không ở chung với con cái, hoặc mất vợ (chồng) dễ sinh ra tâm lý cô đơn hơn so với những người khác sống cùng con cái,  còn bạn đời hoặc những người khác ở chung. Nếu con cái không hiếu thuận thì dù có ở cùng con cái, các cụ vẫn cảm thấy cô đơn. Trái lại một số cụ già tuy ở một mình nhưng tính tình vẫn vui vẻ, khoáng đạt, đời sống phong phú, hoà thuận cùng xóm làng lại thích giúp đỡ mọi người và tâm lý cô đơn của họ sẽ không rõ rệt.
 


- Tâm lý hoài cổ: Người già hay lưu luyến quá khứ, rất thích nhớ lại, kể lại những chuyện đã qua. Và vì người già rất hay quên những gì mình vừa nói nên hay nói đi nói lại, làm cho người khác có ấn tượng “Cây già lắm rễ; người già lắm lời”.

- Tâm lý bận tâm: Người già luôn canh cánh bên lòng về con cái, dẫu đã trưởng thành, làm bố, làm mẹ rồi. Người già vẫn cứ lo lắng mọi việc như khi chúng còn nhỏ,  thậm chí phỏng đoán chủ quan bắt con cái làm theo ý mình.

- Tâm lý lo lắng bi quan: Người già cho rằng mình đã đến lúc như “ngọn đèn trước gió”,”gần đất xa trời” rồi nên sinh ra tâm lý bi quan, lo buồn. Người mới về hưu thì tâm lý này còn chưa lộ rõ, nhưng thời gian nghỉ hưu càng lâu, tâm lí này càng lộ rõ ra; đặc biệt với những người lắm bệnh nhiều tật thì tâm lý bi quan buồn chán thể hiện khá rõ ràng.

- Tâm lý nóng nảy: Do vị trí trong xã hội thay đổi, sự gia tăng tâm lý cô đơn và tự ti nên người già nhận thấy địa vị xã hội của mình càng ngày  càng kém, không được coi trọng như trước khi nghỉ hưu, tinh thần sẽ dễ sinh ra dao động và khả năng tự kiềm chế của mình kém, gặp việc là nôn nóng sinh ra cáu gắt, nổi trận lôi đình ngay với cả những việc nhỏ nhặt.  Rất có thể đó là biểu hiện của bệnh xơ cứng động mạch não ở giai đoạn đầu.

- Tâm lý phiền muộn: cảm giác hẫng hụt sau khi nghỉ hưu, địa vị xã hội thay đổi, thu nhập kinh tế giảm sút đều là nguyên nhân gây ra tâm lý phiền muộn, thương cảm, lo âu, mất ngủ.

- Tâm lý đa nghi: Thính lực người già giảm, dễ nghe sai, hiểu sai ý người khác lại hay thích suy đoán động cơ, mục đích của người khác. Vì thế khó sống cùng với mọi người. Tính đa nghi của người già sẽ tăng lên và trầm trọng hơn cùng tuổi tác. Quá coi trọng đến tình trạng sức khỏe, quá mẫn cảm với cảm giác của cơ thể là nguồn gốc sinh ra bệnh đa nghi ở người già.

Nỗi sợ, nỗi buồn, sự lo lắng dồn tích lâu ngày không được giải tỏa sẽ sinh ốm đau, bệnh tật, lẩn thẩn, sa sút tâm trí, lại càng khổ cho các cụ và con cháu. Vì vậy, hiểu tâm lý và chia sẻ, hỗ trợ các cụ, giúp các cụ sống vui, sống khỏe vừa là trách nhiệm, nghĩa vụ, vừa là tự giúp mình”.
 

 


- Tạo điều kiện chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần cho các cụ để dù cao tuổi cũng không bị trì trệ trí tuệ, vẫn minh mẫn tinh thần. Nhắc nhở và tạo điều kiện để các cụ tham gia các tổ, nhóm, CLB, các tổ chức đoàn thể ở địa phương, đi lễ, đi hội, thể dục, thể thao… để có cơ hội giao lưu, giảm bớt cô đơn, phóng tránh nỗi lo một mình, sợ chết.
- Dù đã nghỉ hưu, hay lớn tuổi, dù gia đình kinh tế không khó khăn, con cái vẫn tạo điều kiện để cha mẹ già tham gia lao động vừa sức, vừa có thu nhập, vừa vui, không cảm thấy mình là người thừa, người vô dụng. Tạo điều kiện để cha mẹ có bạn già, mua sách, báo cho các cụ “nghiên cứu”, để cập nhật thông tin cuộc sống, tránh tụt hậu quá xa.
- Phân công nhau dành thời gian cho cha mẹ, đơn giản là ngồi nói chuyện, đưa đi lễ, về quê. Luôn luôn nhắc các cụ “vẫn còn khỏe” và là “niềm vui cho con cháu”. Khi tranh luận về các vấn đề xã hội, không chê bai các cụ “lẩm cẩm”, “cổ hủ”, lắng nghe được đến đâu thì tiếp thu, nếu có bất hòa, tìm cách “cắt đứt” cuộc tranh luận. Chập nhận “thua” các cụ trong một số vấn đề tranh luận không ảnh hưởng lớn tới cuộc sống gia đình.

 


- Tùy hoàn cảnh mỗi gia đình mà có thể trao đổi với các cụ về việc viết di chúc, phân chia tài sản khi các cụ còn minh mẫn. Nếu gia đình có một con, không cần ép các cụ sang tên sổ đỏ hay viết di chúc thừa kế, bởi nếu các cụ có “đi”, tài sản đó cũng để lại cho con, đương nhiên con được thừa kế theo luật định. Tuyệt đối không bàn chuyện chia chác tài sản hay bàn chuyện lo “hậu sự” cho cụ trong thời gian cụ đang ốm đau, bạo bệnh.
- Hãy chiều các cụ những điều con cái có thể làm được, chấp nhận sự khó chịu nhất định do tuổi già đem lại, hãy nghĩ rồi “mình cũng sẽ già. Đừng quên, mình đối xử với cha mẹ già thế nào, con cái sẽ noi gương, đối xử với chúng ta như thế về sau!

Thanh Diệp
Nguồn: www.dinhdoan.net

 

Tin cùng loại

Bình luận